[Photo] Nước sông Nhuệ dâng cao, người dân Thủ đô khốn đốn vì ngập lụt

Mưa lớn, kéo dài do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 đã khiến nhiều khu vực đường sá xung quanh sông Nhuệ của Thủ đô Hà Nội ngập sâu như chìm trong "ốc đảo."
Sáng nay (10/9), Hà Nội ra đã lệnh báo động lũ trên sông Nhuệ. Mưa lớn kéo dài khiến một số khu vực đường xá, dân cư xung quanh khu vực sông chìm trong ngập sâu. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Theo ghi nhận, một đoạn đường 70 kéo dài qua Bệnh viên K (Tân Triều) ngập sâu trong nước. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Người dân vất vả lội nước băng qua con đường do mực nước sâu. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Nước ngập lên cả vỉa hè khiến người dân buôn bán, sinh hoạt xung quanh các hàng quán cũng bị ảnh hưởng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Không chỉ trong tại đường lớn, khu vực các ngõ dân cư lân cận cũng bị ngập sâu nghiêm trọng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Nước ngập quá sâu khiến một số chủ phương tiện không thể di chuyển và phải dắt bộ. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Người dân bì bõm lội nước vào nhà. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Một số hộ dân, hộ kinh doanh thực hiện một số biện pháp để che chắn nước không tràn vào nhà. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Ông Nguyễn Văn Chỉnh, người dân tại khu vực tổ dân phố số 9 đường Cầu Bươu (Thanh Trì) cho hay đã nhiều năm sống tại khu vực này nhưng đây là lần đầu tiên gặp ngập sâu như vậy. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Một số nhà dân nền thấp đã bị nước mưa ngập vào nhà. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Nhà của một hộ dân trong khu vực bị ngập sâu nghiêm trọng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Bà Hoàng Thị Phượng, cư dân ngõ số 2 Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng do mực nước sông Nhuệ dâng cao gần bằng mặt đường nên hệ thống thoát nước không tải kịp sau trận mưa lớn từ tối qua 9/9. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Bởi lượng nước ngập sâu không thể di chuyển, một số người đã tranh thủ làm dịch vụ kéo xe máy qua khu vực ngập. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Theo khảo sát, giá cho một chiếc xe di chuyển qua khu vực ngập tại đây là 50.000 đồng/xe. Do đoạn đường ngập khá dài nên nhiều người lựa chọn dịch vụ này. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+).
Trước diễn biến mưa lớn và nước các sông Hồng, sông Tích và sông Bùi dâng cao, trong sáng sớm nay, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã lệnh báo động lũ trên sông Nhuệ. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Căn cứ vào mực nước sông Nhuệ tại Đồng Quan hồi 6 giờ 30 phút ngày 10/9/2024 là 4,4m (mực nước báo động II là 4,4m). (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, thủ trưởng các cấp, các ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Đáng chú ý, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội yêu cầu chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Các đơn vị chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn 1 người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân… (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục