Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận) là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong ảnh: Hợp tác xã Gốm Chăm Bàu Trúc, một mô hình hiệu quả giúp bảo tồn và vực dậy thương hiệu gốm Chăm cổ truyền Bàu Trúc của đồng bào dân tộc Chăm. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Các hoa văn trên sản phẩm gốm thể hiện nền văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Chăm. Trong ảnh: Tạo hình cho sản phẩm gốm bằng phương pháp truyền thống không dùng bàn xoay, hoàn toàn khác biệt so với các cách làm gốm phổ biến khác. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Người Chăm không sử dụng men mà dùng vải nhúng nước để chà láng, dùng nhựa cây rừng để tăng thêm sắc màu của gốm. Trong ảnh: Tạo hình phần chân cho bức tượng thần 4 mặt cao 1m8 bằng gốm Bàu Trúc. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Tạo hình khuôn mặt cho một sản phẩm mỹ nghệ bằng gốm. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Tạo hình sản phẩm vũ nữ Apsara bằng gốm Bàu Trúc. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Các sản phẩm gốm của Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Gốm được nung lộ thiên bằng rơm, bằng củi nên sản phẩm khi nung xong có độ chín không đều, chỗ đen đậm, chỗ vàng. Tất cả đã tạo nên những sản phẩm gốm có tính độc bản cao. Hiện chính quyền địa phương đang cố gắng nỗ lực giúp gốm Bàu Trúc có nhiều nguồn lực để phát triển và bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống độc đáo. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)