[Photo] Những ngôi nhà chờ đổ sập bên đại công trường khai thác mỏ
Nằm ven bãi đá thải của mỏ sắt Nà Rụa, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng, hàng loạt căn nhà của người dân đang đứng trước nguy cơ đổ sập do doanh nghiệp “xẻ núi” và đổ đá thải ngay sát khu dân cư.
Hùng Võ
Nằm ven bãi đá thải của mỏ sắt Nà Rụa, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng, hàng loạt ngôi nhà của người dân đang đứng trước nguy cơ đổ sập. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Bãi đá thải khổng lồ xung quanh nhà dân ở tổ 14, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Sạt lở đất nghiêm trọng khiến một số căn nhà của người tổ 14, phường Tân Giang, tỉnh Cao Bằng bị sập đổ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một căn nhà của người dân ở tổ 14, phường Tân Giang, thành Cao Bằng bị sập đổ tan hoang. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Bãi đá thải của Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng nằm sát khu dân cư tổ 14, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Khai trường mỏ sắt Nà Rụa của Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng tại phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Doanh nghiệp xẻ núi làm đường khiến đất đai, vườn dân bị sạt lở nghiêm trọng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một căn nhà khác ở tổ 14, phường Tân Giang bị sập đổ, nền móng tiếp tục bị sạt lở. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những đứa trẻ hôn nhiên chơi đùa bên bãi đá thải khổng lồ ở tổ 14, phường Tân Giang. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Thời gian nổ mìn tại mỏ sắt Nà Rụa, phường Tân Giang của Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Khu bãi luyện gang thép của Công ty cổ phần gang thép Cao Bằng nằm sát khu dân cư tổ 14, phường Tân Giang. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Anh Trương Văn Côn, người dân ở tổ 14, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng buồn rầu nhìn những căn nhà bị sập đổ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Bãi đá thải tại phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những căn nhà chờ ngày đổ sập tại tổ 14, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Bà Lâm Thị Vẫy, một người dân ở tổ 14, phường Tân Giang buồn rầu nhìn bãi đá thải khổng lồ vây quanh nhà. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Sạt lở nghiêm trọng tại tổ 14, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Phát hiện mới về khoáng sản đồng và quặng urani tại tỉnh Kon Tum, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 là hai trong số mười sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong năm 2016.
Trong năm 2017, ngành tài nguyên và môi trường sẽ tập trung thanh tra các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như dệt nhuộm, hóa chất, luyện kim, bột giấy, nhiệt điện...
Năm 2016, ngành than có nhiều giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, tăng cường cơ giới hóa, nâng cao năng suất, giữ ổn định sản xuất, việc làm và đời sống của người lao động.
Trong năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 90 cuộc thanh kiểm tra chuyên đề đối với 1.176 tổ chức, tuy nhiên Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng kết quả thanh tra vẫn chưa thỏa đáng.
Nhập nhèm trong quản lý khai thác mỏ, doanh nghiệp dây dưa nghĩa vụ... đó là những lý do dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế phí nghiêm trọng tại tỉnh Cao Bằng suốt nhiều năm nay.