[Photo] Những mảnh đời lay lắt nơi trại phong Quả Cảm
Căn bệnh phong quái ác đã cướp đi sự lành lặn trên cơ thể, để lại nhiều đắng cay, xót xa cho những phận đời không may mắc phải.
Văn Quế
Căn bệnh phong quái ác đã cướp đi sự lành lặn trên cơ thể những bệnh nhân nơi trại phong Quả Cảm (Yên Phong, Bắc Ninh). (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Từ ngày ông nhà mất đi, bà Ngô Thị Soạn (78 tuổi) sống hiu hắt bên đàn gà và vườn rau của mình. (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Cụ Nguyễn Thị Tỵ bảo, căn bệnh không chỉ hủy diệt đi cơ thể vốn lành lặn xinh đẹp của người con gái đôi mươi mà còn hủy đi cả niềm tin, hy vọng vào cuộc đời. (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Công việc quét dọn được ông cụ làm đi làm lại cả chục lần trong ngày. (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Niềm vui của những bệnh nhân phong nơi đây là có việc gì đó để làm. (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Cụ Nguyễn Thị Kim thường ngâm 2 câu thơ: 'Cớ sao chịu vậy thế này/Biết là đổi chác cho ai bây giờ' mỗi khi ai đó hỏi cụ có buồn và cô đơn khi sống ở trại phong không? (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Những phút trò chuyện để quên đi nỗi đau thể xác. (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Ông Nguyễn Xuân Phước mắc bệnh từ năm 17 tuổi, ở trong trại phong đã hơn nửa đời người. (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Các bệnh nhân phong đều mong mỏi có con cháu vào thăm mình, dù điều ấy rất ít khi xảy ra. (Ảnh: Văn Quế/Vietnam+)
Ngày 19/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước đầu tư nhiều tỷ USD để chống lại 17 căn bệnh nhiệt đới "đang bị lãng quên".Trong đó có bệnh sốt xuất huyết.
Các nhà khoa học nước này vừa phát hiện 6 gen mới có tác động đến nguy cơ gây bệnh phong ở người, qua đó nâng tổng số gen liên quan đến căn bệnh này biết được đến nay lên 16.
5 năm qua, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đã đạt được khá nhiều thành tựu góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, duy trì và mở rộng các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.