Những chiếc bít tất Giáng sinh bắt nguồn từ chuyện 3 cô gái chưa chồng giặt đồ và treo tất của họ bên lò sưởi cho nhanh khô. Họ không thể lấy chồng vì không có của hồi môn. Tuy nhiên, thánh Nicholas biết hoàn cảnh của họ đã đặt một thỏi vàng vào tất, buổi sáng khi các cô thức dậy và phát hiện ra nên họ đã có thể cưới chồng. (Nguồn: Getty)
Ông già Noel thực ra rất nghiêm túc. Ông già Noel (Santa Claus) cũng là một vị thánh (Saint). Ông sống ở Myra vào những năm 300. (Nguồn: Getty)
Kẹo cây gậy là một trong những biểu tượng nổi tiếng và phổ biến nhất cho Giáng sinh. Nó xuất hiện tại châu Âu vào năm 1670 nhưng mãi tới những năm 1800 mới có mặt ở Mỹ. Hình dáng chiếc kẹo ngày nay giống với cái móc mà Chúa Jesus dùng để đi chăn cừu. (Nguồn: Getty)
Nhật Bản không phải là một quốc gia Kitô giáo truyền thống. Họ thậm chí còn không có kỳ nghỉ vào dịp Giáng sinh. Nhưng trong năm 1974, KFC tung ra một món ăn Kentucky cho Giáng sinh tại Nhật Bản, một chiến dịch tiếp thị khuyến khích các gia đình ăn một bữa ăn Giáng sinh tại các cửa hàng KFC và nó đã gặt hái được thành quả to lớn. Giờ đây vào dịp giáng sinh người dân Nhật Bản còn có thói quen tới các cửa hàng KFC để ăn. (Nguồn: Getty)
Người ta hay dùng cụm từ viết tắt X-mas thay thế cho Christmas, nguồn gốc đó là chữ X là chữ cái đầu tiên của tên chúa Jesus trong tiếng Hy Lạp. (Nguồn: Getty)
Cây Noel đầu tiên thực ra không phải là một cái cây. Người Đức đã làm nên cái cây này từ lông của những con ngỗng đã chết. (Nguồn: Getty)
Chúa Giêsu được sinh ra vào mùa Xuân chứ không phải ngày 25/12. (Nguồn: Getty)
Tại Mỹ và Canada, do nhu cầu gửi thư của các em nhỏ quá nhiều nên các nhân viên bưu điện không thể trả lời hết được. Người ta nghĩ ra cách là tạo ra cho ông già Noel mã bưu điện đặc biệt có tên là HOH, OHO. (Nguồn: Getty)
Bài hát Jingle Bell dành cho Lễ tạ ơn, không phải cho Lễ Giáng sinh. (Nguồn: Getty)
(Vietnam+)