Cổng làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) sẽ đón bạn bước vào hành trình hòa mình vào không gian yên bình để rồi chiêm ngưỡng một 'bảo tàng sống' đặc trưng lối sống nông thôn Bắc Bộ Việt Nam. Nơi đây, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cùng hòa quyện để tạo thành một giá trị riêng biệt. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những hình ảnh này được chúng tôi ghi lại ngay trước khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam. Đây là ngôi nhà cổ 7 gian của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, xây dựng từ năm 1649, được gắn kết theo lối cổ truyền, hoàn toàn dùng mộng (là gờ trên một chi tiết khớp vào rãnh hay ổ có hình dáng và kích thước tương ứng của một chi tiết khác, để liên kết các chi tiết này với nhau), không sử dụng đinh sắt. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 40km, làng cổ Đường Lâm đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách vào dịp cuối tuần, đủ đáp ứng tiêu chí gần Thủ đô, có nhiều giá trị truyền thống và đặc sản ẩm thực. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Khi dịch bệnh chưa biết bao giờ mới có thể kiểm soát thì du lịch trong ngày, đi xe tự lái theo quy mô gia đình đã trở thành xu hướng của số đông. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đây là lối vào căn nhà của gia đình ông Hà Hữu Thể, thuộc xóm Xui, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Bức tường loang lổ, rêu mốc in đậm dấu ấn thời gian. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Gia đình ông thể vẫn giữ được nghề làm tương bần truyền thống. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những chum tương phơi sương gió, được làm thủ công hoàn toàn, không chỉ mang giá trị truyền thống mà nay còn là điểm nhấn thu hút du khách đến trải nghiệm và thưởng thức. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mỗi chum tương cả trăm lít ủ càng lâu càng thơm ngon, đã trở thành món quà không thể thiếu với mỗi du khách sau mỗi chuyến ghé thăm Đường Lâm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không chỉ tương bần, du khách đến thăm quan nhà cổ còn có thể mua về nhiều thức quà khác. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Kẹo dồi, kẹo lạc... là những thức quà quê truyền thống của người làng Đường Lâm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chè lam là một đặc sản ăn chơi của người dân địa phương. Ngoài vị truyền thống như xưa, ngày nay chè lam cải tiến có nhiều hương vị khác nhau. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chè lam lá dứa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chè lam gấc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thức quà quê này có vị ngọt vừa phải, dẻo dai, chế biến thủ công không chất bảo quản hợp làm món ăn chơi, ăn kèm khi thưởng trà. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đặc biệt, đến Đường Lâm mà chưa thử thịt heo quay đòn và gà quay mật ong, thịt lợn nướng thì quả là thiếu sót. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Để có được một đòn thịt quay thành phẩm như này, người dân phải dậy từ 3 giờ sáng, trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp trong gần 8 tiếng đồng hồ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 2006). (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nhắc đến Đường Lâm chắc chắn không thể thiếu món bánh tẻ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Sự thân thiện và hồn hậu của những bà, những mẹ ở vùng đất hai Vua cũng là một dấu ấn cho hành trình trải nghiệm thêm lưu luyến. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh doanh của người dân địa phương. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Giếng cổ của làng được xây dựng từ năm 1933. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đường làng ngõ xóm in đậm dấu ấn thời gian. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chiếc cổng thiết kế theo lối truyền thống ở Đường Lâm luôn có một thanh cầm như thế này, dù là cổng xưa... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
...hay cổng nay. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một góc bếp quê.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đi trên đường làng, thi thoảng ngước mắt lên sẽ thấy cả một vòm hoa trái. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)