[Photo] Những bữa ăn đặc biệt trên đường leo núi của dân ‘trekking’
Với nhiều người đó có thể là những chuyến đi hành xác, những bữa ăn hành bao tử, hay đại loại là những đêm ngủ bờ ngủ bụi trong rừng rú bạc đãi tấm thân ngọc ngà. Nhưng với dân "trekking" thì khác...
M.Mai
Dân 'trekking' (leo núi), dù là chuyên nghiệp hay không chuyên thì trước mỗi chuyến đi đều cần chuẩn bị cho mình sức khỏe thật tốt. Và đây là màn khởi động của các bạn trẻ trong một chuyến đi, ở nhà của 'porter' (người dẫn đường) bản địa dưới chân núi trước giờ khởi hành. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Toàn bộ tư trang và đồ dùng chung của cả đoàn cho chuyến trekking 2 ngày 1 đêm. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Thường mỗi cung đường sẽ được bắt đầu bằng màn đi bộ từ dưới bản tới chân núi như thế này. Và từ đây, hành trình chính thức mới bắt đầu. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Đồ ăn nhẹ dọc đường thường là các loại bánh giàu năng lượng và nhiều đường. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Đồ đóng hộp thực sự tiện lợi trong những chuyến leo núi. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Cách uống nước khi leo núi rất quan trọng, bởi mồ hôi ra nhiều, bạn sẽ có nhu cầu uống nước thường xuyên. Loại đồ uống bổ sung chất điện giải và ít calo là đồ uống tiện lợi được khuyên dùng. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Ngoài ra, các bạn trẻ thường mang theo dụng cụ đốt lửa để đun nước sôi pha trà hoặc càphê trên đường đi. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Đun nước suối trong vắt ngay tại chỗ và thưởng thức tách trà, càphê nóng hổi dưới tán rừng già cũng là một trải nghiệm rất đáng thử. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Thưởng trà và trái cây. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Bữa trưa nhẹ nhàng để tiết kiệm thời gian đun nấu và tranh thủ ngả lưng. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Thu dọn đồ đạc để tiếp tục leo tới điểm hạ trại nghỉ tối. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Leo qua những lưng múi nối dài bất tận thực sự là cảm giác vô cùng đặc biệt với những cô gái can đảm này. Với hầu hết các cô, đây là chuyến 'trekking' đầu tiên trong đời, lại chọn cung đường không đơn giản. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Cuối cùng cũng đến điểm dựng trại, một mặt phẳng hiếm hoi, thoáng gió trong rừng. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Nhiệt độ trên núi có thể chênh tới 15 độ so với đồng bằng. Dù có nắng nhưng trời vẫn lạnh căm căm. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Một đoàn leo núi đông thường chọn thực đơn là cả con lợn rồi thuê porter người bản địa chế biến và vác theo. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Với dân leo núi, đây thực sự là bữa đại tiệc trong rừng. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Không chỉ có thịt lợn... (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
...gà cũng luôn là món thường có trong thực đơn cả các đoàn trekking. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Thậm chí, họ còn đem theo cả gà ủ muối với các loại rau thơm lừng. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Dẫu mệt, Ngọc Ánh vẫn muốn tự chuẩn bị bữa tối cho những người bạn của mình với món đỗ xào thịt. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Những bếp lửa lớn vừa để sưởi ấm vừa dùng luộc rau. Nước rửa rau lấy từ con suối cách đó một đoạn. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Bữa tối thường bắt đầu khi những cái bụng đã đói meo, đôi chân thì mỏi nhừ và cả cơ thể mệt lử nhưng thật vô cùng ấm áp và vui vẻ. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Bữa sáng hôm sau thường bắt đầu từ rất sớm, khoảng 5-6 giờ để cả đoàn còn kịp thời gian leo lên đỉnh núi. Vừa ăn vừa nhắm mắt vì cay khói bếp. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Những người thích theo núi thường rỉ tai nhau, rằng bát mỳ tôm rau với chút thịt thừa từ tối hôm trước như thế này thực sự là bữa sáng ngon nhất đời. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Trên hành trình tiếp tục chinh phục đỉnh cao, một thành viên trong đoàn bị chuột rút và phải nhờ đồng đội hỗ trợ. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Nghỉ chân dưới tán cây nghe gió rít rười rượi, chim hót vượn kêu cho đôi chân đỡ mỏi mệt. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Thành quả của chặng đường là chốn tiên cảnh nơi đây, biển mây trắng xóa. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Thưởng thức bữa ăn nhẹ trên đỉnh núi tuyệt đẹp-thành quả của cả hành trình. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Nghỉ chân giữa mây trời trước khi xuống núi. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Nhìn lại chặng đường đã qua, tầm mắt bao trọn cả đất trời có lẽ là một cảm xúc thật đặc biệt và khó tả. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Xuân muộn sót trên đường từ núi xuống bản. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
Khoảng khắc bước đi trên con đường chật hẹp một bên là vách núi thẳng tắp một bên là vực sâu thăm thẳm chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ nhất trong đời của bất kỳ ai.
Lảo Thẩn được mệnh danh là nơi Mặt Trời mọc sớm nhất và đi ngủ muộn nhất Y Tý. Bình minh giữa biển mây là đặc sản của đỉnh núi cao như Lảo Thẩn. Đứng đây cảm giác giống như ở giữa tiên cảnh vậy.
Từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, cùng với Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đỉnh núi Pú Huốt đã trở thành di tích lịch sử vô giá.
Vịnh Đá Trứng ở Ninh Thuận có hàng nghìn viên đá lớn, nhỏ có hình dáng tròn trịa, nhẵn bóng như những quả trứng nằm trải dài trên một bãi biển cát trắng tuyệt đẹp.
Nhà leo núi người Nepal Nirmal Purja - từng là một binh sỹ của một đơn vị tinh nhuệ thuộc quân đội Anh - đã bớt thời gian ngủ để chinh phục 14 ngọn núi cao nhất thế giới chỉ trong vòng 7 tháng.
Alfred Meza là một thầy giáo người Mỹ hết sức đặc biệt khi đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để thắp sáng bình minh cho những hoàn cảnh đáng thương ở Việt Nam.