Từ ngày 25-30/11, Tổng cục Quản lý thị trường chính thức mở cửa nhà trưng bày hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm. Triển lãm mở tham quan tự do, có cán bộ của Tổng cục túc trực để hướng dẫn, giới thiệu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Triển lãm trưng bày nhiều sản phẩm thuộc các lô hàng giả, nhái, vi phạm. Đây là những sản phẩm dễ bị vi phạm, được người dân quan tâm và mua nhiều trong các dịp Noel, Tết Dương lịch, Âm lịch... đặc biệt trong bối cảnh sau khi dịch COVID-19 đi qua, hàng tồn, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu sẽ quay lại thị trường, tập trung ở các thành phố lớn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đối phó với tình trạng thật-giả lẫn lộn, hàng giả biến hóa khôn lường, các nhà sản xuất buộc phải có nhiều phương án đối phó, phòng chống như thay đổi mẫu mã liên lục, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại để quản lý... (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Hiện nay các thương hiệu lớn đã làm khá tốt việc này đồng thời phối hợp khá chặt chẽ với cơ quan quản lý thị trường, đặc biệt với các sản phẩm có giá trị cao. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Thuộc nhóm sản phẩm dễ bị làm giả, nhái với chất lượng yếu kém có các sản phẩm đồng hồ điện tử, máy tính của Casio. Ví dụ như máy tính Casio giả có thể cho ra sai số lớn hơn trong quá trình tính toán, làm ảnh hưởng đến việc thi cử, học tập của học sinh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Phương án mà hãng này đưa ra là sử dụng tem nhãn phụ theo đúng quy định pháp luật và sử dụng tem chống hàng giả có thể kiểm tra bằng đèn laze. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Theo người đại diện hãng, tem chống giả đã được sử dụng thành công 10 năm nay nhưng quá tốn kém nên không bị làm giả, làm nhái theo. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tương tự cũng có những dụng cụ khác như chiếc kính kiểm tra đổi màu đối với tem giả, tem thật trên mặt hàng vợt cầu lông. Người tiêu dùng được khuyến cáo đến các cửa hàng chính hãng để được hướng dẫn kiểm tra như thế này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tuy nhiên đối với hàng tiêu dùng thông thường, phổ biến, có giá thành rẻ nên khó có thể đầu tư nhiều vào các công nghệ giúp phân biệt với hàng giả, nhái. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Với lô sản phẩm gia vị mỳ Hảo Hảo nhái đang được trưng bày ở phòng triển lãm, cán bộ Tổng Cục quản lý thị trường chỉ ra bao bì sản phẩm gốc không có đường cắt răng cưa, gia vị bên trong có hành sấy khô. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cùng với đó, sản phẩm gia vị Hảo Hảo không bán lẻ theo dạng gói nhỏ mà chỉ bán theo dạng đóng thành lọ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ví dụ đối với sản phẩm sa tế tôm Thuận Phát, một trong những hình thức làm giả là không có logo in nổi trên nắp, ngày sản xuất-hạn sử dụng bị mờ, khó nhìn; trên bao bì có hình ảnh và chữ viết thiếu sắc nét, bao bì bong khỏi sản phẩm... (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Mỹ phẩm, sản phẩm thời trang, làm đẹp cũng thuộc vào nhóm mặt hàng bị làm giả, nhái nhiều nhất. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Khi không thể nhận diện thật-giả bằng mắt thường thì sẽ có những phương pháp khác như kiểm tra, kiểm định chất lượng sản phẩm. Trong hình, hàng giả nằm bên phải. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Người tiêu dùng gặp khó khi thử phân biệt sản phẩm võng xếp Duy Lợi. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Sách truyện cũng nằm trong nhóm các sản phẩm thường xuyên bị làm giả, nhái. Thông thường sách chính hãng có bìa dày, chữ in sắc nét, trong khi hàng nhái dùng giấy mỏng, chữ in bị mờ, lóa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trong hình là hai sản phẩm sách thật (trên) và giả (dưới), trong đó sách chính hãng có hình nổi còn sách giả thì chỉ làm tranh in bằng phẳng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Sản phẩm nước uống giải khát Bò Húc chính hãng có hình con bò trên nắp lon, đây là một trong nhiều đặc điểm nhận diện thật-giả, nhái. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường nhận định sự đa dạng của các hình thức làm giả đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra rà soát, cập nhật. Đặc biệt, các doanh nghiệp bị làm giả cần có cách phòng chống sớm, phối hợp thường xuyên với cơ quan chức năng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ngược lại, phía cơ quan chức năng cho biết đã phải phối hợp giữa các lực lượng khác như hải quan, biên phòng, thuế, công an... để thắt chặt quản lý. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Bà Vũ Thị Minh Ngọc, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp-Kế hoạch-Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng các cán bộ quản lý nhận biết hàng thật giả cũng cần được đào tạo liên tục; phối hợp chủ thể quyền để cung cấp dấu hiệu nhận biết cho cơ quan chức năng; tuyên truyền cho người dân, một trong các hoạt động tuyên truyền như triển lãm này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
(Vietnam+)