Công trình nhà thờ gỗ là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn gỗ của người Ba Na, một sự giao thoa đặc biệt giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu.
Thành phố Kon Tum vốn nằm trên một đồng bằng nhỏ, trước đây từng là trung tâm hành chính cũ của người Pháp ở Tây Nguyên nên các cố đạo truyền giáo đến đây từ rất sớm.
Nhà thờ gỗ được một linh mục người Pháp tên là Décrouille thiết kế và trực tiếp điều hành xây dựng từ năm 1913 đến năm 1918. Nhà thờ có diện tích sử dụng trên 700m2 với vật liệu trang trí nội thất hoàn toàn bằng các loại gỗ quý.
Riêng tháp chuông nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic có chiều cao hơn 20m lại luôn thanh thoát mà vẫn không kém vẻ hoành tráng. Sàn nhà thờ được đặt cao hơn 1m so với mặt đất và hành lang chạy dọc, bao quanh giáo đường đã mang đúng sắc thái của nhà sàn Tây Nguyên.
Có thể nói, công trình nhà thờ Gỗ chính là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn gỗ của người Ba Na, một sự giao thoa đặc biệt giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu.
Sự pha trộn giữa kiến trúc nhà sàn tây Nguyên và kiến trúc nhà thờ phương Tây đã tạo nên một công trình tôn giáo mang tính thẩm mỹ rất cao của Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum. Hàng cột gỗ của nhà thờ được chạm trổ các hoa văn tráng lệ. Nhà thờ Chánh tòa Kom Tum, còn có tên là nhà thờ gỗ, một công trình kiến trúc độc đáo và là niềm tự hào của người dân tỉnh Kom Tum. Sàn nhà thờ được lát hoàn toàn bằng gỗ và cách mặt đất khoảng 1m. Một bức tranh cổ được đặt trong giáo đường của nhà thờ. Các khung cửa kính màu của nhà thờ được trang trí các bức tranh mô tả các điển tích trong kinh thánh. Nhà thờ có diện tích sử dụng hơn 700m với nội thất được trang trí hoàn toàn bằng các loại gỗ quý chạm trổ hết sức công phu. Một buổi sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc bản địa trong giáo đường nhà thờ gỗ. (Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)