[Photo] Người nhập cư khâu mồm để phản đối việc phân biệt đối xử
Người nhập cư bị chặn tại biên giới Hy Lạp-Macedonia đã tuyên bố tuyệt thực và khâu mồm để thể phản đối chính sách ưu tiên nhập cư đối với người tị nạn Syria.
Người đàn ông khâu mồm để phản đối phân biệt đối xử tại biên giới Hy Lạp-Macedonia. (Ảnh: Reuters)
Người đàn ông khâu mồm ngồi phản đối tại biên giới Hy Lạp-Macedonia. (Ảnh: Reuters)
Hamid, một kỹ sư điện người Iran đã khâu mồm để phản đối chính sách ưu tiên với người tị nạn Syria. (Ảnh: Reuters)
Nhóm người nhập cư Bangladesh cởi trần để phản đối chính sách ngăn chặn người tị nạn. (Ảnh: Reuters)
Người nhập cư Iran tập trung phản đối trước hàng rào cảnh sát Macedonia. (Ảnh: AFP)
Người nhập cư dán băng dính vào mồm để phản đối.
Người đàn ông này dùng dao cạo tự rạch mặt để đòi được nhập cảnh vào châu Âu. (Ảnh: Reuters)
Người mẹ ủ ấm cho con cạnh đống lửa chờ được đăng ký nhập cư. (Ảnh: Reuters)
Những đứa trẻ chơi quanh đống lửa tại biên giới Hy Lạp-Macedonia. (Ảnh: AFP)
Một người nhập cư kiệt sức khi phải chờ đợi tại biên giới Hy Lạp-Macedonia. (Ảnh: AFP)
Nhân viên Chữ thập Đỏ hỗ trợ người tị nạn bị kiệt sức. (Ảnh: AFP)
Bé gái nhập cư đứng trước hàng rào cảnh sát tại biên giới.
Người đàn ông khuyết tật đi qua đám đông cảnh sát chống bạo động Macedonia. (Ảnh: AFP)
Bé gái cầm tấm biểu ngữ kêu gọi chấm dứt việc phân biệt chủng tộc với người nhập cư. (Ảnh: AFP)
Cảnh sát giúp đỡ người đàn ông nhập cư đi xe lăn vượt qua biên giới.
Bé gái nhập cư ngồi trên đường ray giữa đám đông cảnh sát chống bạo động. (Ảnh: AFP)
Kêu gọi giúp đỡ một người nhập cư bị ngất. (Ảnh: Reuters)
Người đàn ông cầm tấm bảng kêu gọi sự giúp đỡ tại biên giới Hy Lạp-Macedonia. (Ảnh: Reuters)
Người phụ nữ ôm con nhỏ tại biên giới Hy Lạp-Macedonia. (Ảnh: Reuters)
Người phụ nữ nhập cư không kìm được nước mắt khi phải chờ đợi tại biên giới. (Ảnh: Reuters)
Đức quyết định kéo dài thời gian áp dụng kiểm tra tại biên giới cho đến giữa tháng 2/2016, trong bối cảnh dòng người di cư đổ đến nước này đã đông đến mức kỷ lục.
Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng có thể dẫn tới kết cục của một sự bất ổn ở cả bên trong và bên ngoài các đường biên giới của lục địa già.
Các quốc gia Balkan chỉ chấp nhận người tị nạn chiến tranh, trong đó Croatia, Serbia và Macedonia chỉ tiếp nhận những người xin tị nạn đến từ các quốc gia như Syria, Iraq và Afghanistan.
Tờ báo của Hà Lan De Telegraaf ngày 18/11 cho biết một số quốc gia thành viên liên minh châu Âu (EU) bắt đầu nghĩ về một châu Âu hậu Schengen, nếu không nói là châu Âu hậu EU.
Một cuộc bạo động đã nổ ra tại thành phố Weinheim, bang Baden-Württemberg (Đức) khi những người biểu tình phản đối đại hội đảng của đảng cực hữu NPD tổ chức tại đây có các hành động quá khích.