[Photo] Người dân Long Cốc thoát nghèo từ nghề trồng chè

Long Cốc là xã khu vực 2 thuộc huyện miền núi nghèo Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ với đa số đồng bào dân tộc Mường sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng và chế biến chè.
Chị Phạm Thị Hạnh, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất chè an toàn xã Long Cốc đóng gói sản phẩm. Từ món vay chương trình hộ nghèo 3 triệu đồng, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo, làm Giám đốc hợp tác xã và đang bao tiêu cho 24/40 ha chè của 12 thành viên sản xuất chè giá trị cao, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Chế biến chè tại Hợp tác xã sản xuất chè an toàn xã Long Cốc. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Long Cốc là xã khu vực 2 thuộc huyện miền núi nghèo Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ với đa số đồng bào dân tộc Mường sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng và chế biến chè. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã là 201/830 hộ, chiếm 24,21%. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Làm cỏ cho chè đồi sau khi cắt búp tại Long Cốc. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Cắt lại những búp chè còn sót sau khi cắt máy tại đồi Bông, xã Long Cốc. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Hái chè thủ công tại Hợp tác xã sản xuất chè an toàn xã Long Cốc. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Hái chè thủ công tại Hợp tác xã sản xuất chè an toàn xã Long Cốc. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Dùng máy cắt chè tại đồi của hộ gia đình ông Phùng Văn Dĩnh, xóm Bông 1, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Một vạt chè đồi chuẩn bị được cắt búp. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Những búp chè đồi ở Long Cốc. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Nhiều du khách đã tìm đến Long Cốc để được trải nghiệm trên những đồi chè. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Bình minh trên đồi chè ở Long Cốc. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Những đồi chè đã cho thu hoạch ở xã Long Cốc. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục