Để làm chân hương, người làm hương ở xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, Hà Giang, phải chọn cây mai già khoảng 2-3 năm sẽ cho nhiều lớp làm chân hương mới tốt. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Nguyên liệu được đồng bào tự đi lấy trên rừng và chế biến, từ cây mai để làm chân hương, vỏ cây quế rừng và đặc biệt là lá cây trên rừng dùng để làm keo kết dính các chất liệu lại với nhau… (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Để hoàn thiện nén hương thơm thuần chất, theo những người làm hương lâu năm, quan trọng là công thức pha bột hương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Cây Mai được xẻ thành từng đốt, chẻ ra và ngâm xuống nước từ 1 đến 2 tháng rồi mang lên làm chân hương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Để làm được một nén hương cũng cực kỳ phức tạp, sau khi đi rừng lấy đủ vật liệu về phải phơi thất khô, rồi nghiền hoặc giã thật nhỏ, thật mịn, rồi lại đem phơi khô lần nữa. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Khi lăn hương, người làm dùng cán hương nhúng vào xô nước, sau đó đem ra lăn qua lăn lại trên lớp bột khô đã được trộn sẵn, rồi lại nhúng nhanh vào xô nước mang ra tiếp tục lăn đến khi nào đạt tiêu chuẩn thì thôi, đây là công đoạn quyết định mẫu mã và cả chất lượng của nén hương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Cây hương đẹp là sau khi lăn đi lăn lại tạo thành nét to đẹp, đều, tròn trịa... (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Làng nghề làm hương truyền thống của đồng bào vùng cao Hà Giang vẫn giữ được nghề làm hương sạch hoàn toàn thủ công không dùng hóa chất. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Khi làm hương phải chọn những ngày có nắng to, phơi được nắng hương sẽ cho chất lượng tốt nhất, đảm bảo độ đượm, mùi thơm của hương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Hương phải được phơi dưới nắng sẽ cho chất lượng tốt nhất, đảm bảo độ đượm, mùi thơm của hương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Mặc dù bị tác động bởi kinh tế thị trường nhưng những làng nghề làm hương truyền thống của đồng bào vùng cao Hà Giang vẫn tồn tại cho tới nay. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)