[Photo] Nghề đi biển ở làng chài truyền thống Hải Hòa

Mỗi gia đình làm nghề chài lưới đều tự đóng cho mình một con thuyền hoặc một chiếc bè nhỏ. Tất cả các công đoạn từ kiếm gỗ, đóng tàu, gắn động cơ... đều do chính tay họ thực hiện.
Bãi biển Hải Hòa thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là một vùng biển còn hoang sơ với nhiều làng chài truyền thống. Với đặc thù là các làng chài nhỏ, việc đánh bắt thủy sản hoàn toàn dựa trên sức lực ngư dân bằng các công cụ thô sơ, thuyền thủ công, đánh bắt nhỏ lẻ gần bờ với hai phương thức truyền thống: ra khơi bằng thuyền và đánh bắt tại bờ. (Ảnh: Thanh Dung/Vietnam+)
Người ngư dân khéo léo sửa chữa con thuyền tự tay mình đóng. Biển to sóng lớn, tàu thuyền nhỏ bé lại thô sơ, việc hỏng hóc xảy ra thường xuyên, việc sửa chữa cũng trở nên thành thạo và quen thuộc hơn. (Ảnh: Thanh Dung/Vietnam+)
Những người ngư dân gỡ lưới chuẩn bị cho chuyến đi biển hôm sau. (Ảnh: Thanh Dung/Vietnam+)
Xốp được buộc cẩn thận để làm mốc đánh dấu vị trí lưới trên biển. (Ảnh: Thanh Dung/Vietnam+)
Những người thu mua hải sản trò chuyện trong lúc đợi tàu về. Tàu thường trở về lúc 7-9 giờ sáng. (Ảnh: Thanh Dung/Vietnam+)
Những người đàn ông chuyển sứa từ thuyền lên xe kéo để đưa vào bờ. (Ảnh: Thanh Dung/Vietnam+)
Sứa được mang lên bờ để sơ chế loại bỏ những chất bẩn và được bán với giá khoảng 20.000 đồng/kg. (Ảnh: Thanh Dung/Vietnam+)
Niềm vui của những người phụ nữ sau một chuyến đi biển bội thu. (Ảnh: Thanh Dung/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục