Đàn trâu bên bờ cát sông Đà. (Ảnh: Chính Tới)
Bến Nặm Mạ xưa (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu). (Ảnh: Chính Tới)
Nơi đầu sông ngọn suối. (Ảnh: Chính Tới)
Đêm trên công trình thuỷ điện Sơn La. (Ảnh: Chính Tới)
Đập thủy điện Sơn La nhìn từ phía thượng nguồn. (Ảnh: Chính Tới)
Phụ nữ Thái gội đầu trên Sông Đà. (Ảnh: Chính Tới)
Cầu Pá Uôn là một cây cầu trên quốc lộ 279 bắc qua hồ sông Đà. (Ảnh: Chính Tới)
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đang thẩm định đề xuất kỷ lục: Cầu Pá Uôn, Cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam. (Ảnh: Chính Tới)
Hoàng hôn trên hồ. (Ảnh: Chính Tới)
Giờ đây mặt hồ được bà con chia ra từng khoanh nhưng thể chia đất nương để đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. (Ảnh: Chính Tới)
Hùng vỹ sông Đà. (Ảnh: Chính Tới)
“Núi đôi” bên hồ Sông Đà. (Ảnh: Chính Tới)
Bà con địa phương gọi 2 ngọn núi này là “lắc mương,” nghĩa là “cây trụ cột” của bản tái định cư mới. (Ảnh: Chính Tới)
Bản định cư mới của đồng bào dân tộc La Ha. (Ảnh: Chính Tới)
Bến đậu, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La. (Ảnh: Chính Tới)
Thuyền “ximăng,” loại thuyền này mới được bà con dân tộc Thái vùng hồ thuỷ điện Sơn La tự đóng theo “hình mẫu” của các thợ thuyền trên hồ Thác Bà (tỉnh Yên Bái). (Ảnh: Chính Tới)
Thuyền sắt gắn máy đẩy, phương tiện chủ yếu hiện nay được bà con ven hồ Sông Đà sử dụng làm phương tiện đi lại, chở khách, hàng hóa nông sản. (Ảnh: Chính Tới)
Thuyền 3 lá, loại thuyền gỗ được người dân sử dụng đánh bắt thủy sản trên hồ. (Ảnh: Chính Tới)
Hồ trên núi, một kiệt tác thắng cảnh do con người tạo ra đã và đang là lợi thế của ngành du lịch ở Tây Bắc. (Ảnh: Chính Tới)
Một không gian rộng lớn, mờ ảo trong cái hừng đông khiến cho ta nhỏ bé trước thiên nhiên Tây Bắc. (Ảnh: Chính Tới)
(Vietnam+)