Được đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đài thiên văn Hà Nội có tổng đầu tư hơn 60 tỷ đồng. (Ảnh: Phạm Việt Dũng)
Đài thiên văn Hà Nội có một kính thiên văn quang học đường kính 0,5 m, cấu trúc dẫn động đồng bộ với mái vòm điều khiển tự động, được trang bị một máy ghi nhận hình ảnh chuyên dụng và một bộ phân tích phổ chất lượng cao. (Ảnh: Phạm Việt Dũng)
Kính này có thể giúp tìm kiếm thiên thể gần Trái đất, nghiên cứu khí quyển, đo phổ vạch của các sao để thu thông tin về loại sao... (Ảnh: Phạm Việt Dũng)
Cùng với Đài thiên văn Nha Trang, đây là một trong hai Đài thiên văn được đầu tư xây dựng trong khuôn khổ dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. (Ảnh: Phạm Việt Dũng)
Kính thiên văn quang học này được điều khiển bằng máy vi tính. (Ảnh: Phạm Việt Dũng)
Phía sau kính thiên văn quang học. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
Đài thiên văn Hà Nội nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: Phạm Việt Dũng)
Cạnh Đài thiên văn, một nhà chiếu hình vũ trụ cũng được xây dựng với 100 chỗ ngồi với đường kính 12m được thiết kế với màn hình dạng mái vòm. (Hình ảnh chụp được từ một bộ phim về vũ trụ tại nhà chiếu hình: T.H/Vietnam+)
Phó giáo sư Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết nhà chiếu hình là công cụ cung cấp hiểu biết và kiến thức về thiên văn, sử dụng hình ảnh trực quan để giải thích chuyển động của các vật thể trên trời và nhiều hiện tượng thiên văn lý thú... (Ảnh: T.H/Vietnam+)
(Vietnam+)