Họa sỹ Vũ Quốc Sự với các tác phẩm tranh gác bếp của mình ở thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Cách đây khoảng chục năm, trong một lần gỡ bỏ căn chòi trong rẫy, ông nhận thấy những vệt khói bám vào các thanh tre trong gian bếp bị va quẹt, cọ xước tạo thành những hình thù thú vị. Ông lắp ghép những thanh tre lại rồi lấy dạo cạo theo trí tưởng tượng của mình thì được một bức tranh lạ mắt
Các thanh tre dùng làm tranh gác bếp được chẻ đều và mài nhẵn bề mặt
Các thanh tre được nẹp lại với nhau vừa làm nền vừa làm khung tranh
Dụng cụ để làm tranh khói bếp là những thanh tre và bút cạo
Các khung tranh thô được mang vào hun khói trong bếp củi liên tục trong vòng 3 tháng
Tác phẩm đồng USD 100 được ông Sự thực hiện trên khổ tranh 90x120cm
Tranh khói bếp chỉ gồm có hai màu chủ đạo: màu đen của khói hun bám vào thanh tre và màu vàng nhạt của thân tre khi cạo bỏ bớt những phần khói bám
Những nét vẽ bay bổng, uyển chuyển, cân đối, thể hiện được cái thần và chiều sâu của tác phẩm đã mang lại giá trị cho bức tranh
Tác phẩm “Trước động đất”
Tác phẩm “Sau động đất”
Tác phẩm “Biển đảo Việt Nam”
Cần thời gian trung bình khoảng 6 tháng để hoàn thành một bức tranh khói bếp, gồm các khâu chuẩn bị tre nguyên liệu dùng làm nền và khung tranh, sau đó mang đi ngâm nước để chống mối mọt, rồi mang đi hun khói trước khi vẽ
Vẻ đẹp mộc mạc, có chiều sâu được làm từ những vật liệu đơn giản, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người nông dân vùng quê đã góp phần giúp những bức tranh khói bếp tạo ấn tượng mạnh
Thể loại tranh khói bếp đã được ông Sự đăng ký thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ vào tháng 5 năm 2012.
Bộ 4 tác phẩm "Tùng – Cúc – Trúc – Mai"
Hiện tại, ông Sự còn sáng tạo thêm cách vẽ tranh khói bếp trên những chất liệu kính và mica
(Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)