[Photo] Lên Tây Bắc chơi kéo co cùng đồng bào các dân tộc

Đối với nhân dân các tộc người vùng Tây Bắc, kéo co là một trò chơi có từ lâu đời, gắn liền với các lễ hội, ngày vui của bản làng; thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp rèn luyện sức khỏe.

Đối với nhân dân các tộc người vùng Tây Bắc, kéo co là một trò chơi có từ lâu đời, gắn liền với các lễ hội, ngày vui của bản làng.

Người Tây Bắc quan niệm rằng, chơi kéo co là thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp rèn luyện sức khỏe.

Trận kéo co của người dân tộc Mông xanh ở xã Loóng Luông (huyện Vân Hồ, Sơn La) diễn ra trong ngày Tết Độc lập được tổ chức ở Cao nguyên Mộc Châu vào ngày 2/9 hằng năm.
Trong các dịp lễ hội, ngày Tết, khắp các vùng Tây Bắc lại nô nức tổ chức các cuộc thi kéo co.
Những người phụ nữ Thái ở xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ, Lai Châu) tham dự cuộc thi kéo co trong lễ hội Then Kin Pang được tổ chức vào tháng Ba âm lịch hằng năm.
Những bàn tay thể hiện sức mạnh đoàn kết trong trận thi kéo co.
Học sinh trường Trung học cơ sở Dào San (huyện Phong Thổ, Lai Châu) chơi kéo co trong giờ nghỉ lao giữa các tiết học.
Trong những thư tịch cổ còn lưu giữ và trong truyền thuyết, trò chơi kéo co bắt đầu xuất hiện trong đời sống văn hóa tộc người Thái từ thế kỷ 10, khi họ khai khẩn ra những cánh đồng lớn của Tây Bắc là Mường Thanh (Điện Biên) và Mường Than (Lai Châu).
Còn đối với dân tộc Mông ở Sơn La, kéo co thường được tổ chức trong các dịp giao lưu các họ tộc, các bản, các xã trong vùng với nhau.
Những người phụ nữ Thái ở Than Uyên (Lai Châu) tham gia cuộc thi kéo co trong lễ hội Xòe Chiêng.
Đặc biệt ở vùng cao Tây Bắc, trò chơi kéo co thường có sự tham gia của đội nữ. Những cổ động viên trong những trận thi kéo co là một phần sức mạnh để cỗ vũ đội nhà giành chiến thắng.
Thông thường, ở mỗi bản của người Thái, người Lự, người Mông, người Dao đều thành lập những đội kéo co để tham dự ngày hội.
Niềm vui khi đội của bản giành chiến thắng.
(Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục