[Photo] Làng Cựu: Nơi lưu giữ những giá trị cổ Việt Nam
Làng Cựu là ngôi làng cổ của mảnh đất kinh kỳ Hà Nội, thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40 km. Bước vào cổng làng sẽ mở ra cả một thế giới cổ kính và đầy hoài niệm xưa cũ.
Mai Mai
Làng Cựu - ngôi làng cổ của mảnh đất kinh kỳ Hà Nội, thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km. Bước vào cổng làng sẽ mở ra cả một thế giới cổ kính và đầy hoài niệm với những giá trị xưa cũ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Làng Cựu ngày nay vẫn khoác lên mình dáng vẻ trầm mặc của những năm tháng giữa thế kỷ XX. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ngôi nhà cổ nhất còn giữ được của làng, là nhà cụ Phó Du thời đó, pha trộn kiến trúc Á-Âu. Trên gác mái có bộ phù điêu Tam Tinh chính là bộ tam đa Phước-Lộc-Thọ quen thuộc trong văn hóa Á đông với dòng Hán tự Tam Tinh cung chiếu. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Trải qua bao thăng trầm cùng thời gian, làng Cựu vẫn còn đó những giá trị hoài cổ. Nơi đây còn được ví von như 'làng Tây của đất Hà thành,' bởi vẫn còn đó những nét trang trí bay bổng, mỹ lệ và tinh tế mang phong cách Tây Âu. Lối kiến trúc này khiến làng Cựu khác biệt với những ngôi làng cổ truyền thống khác ở Bắc Bộ như Đường Lâm hay Ước Lễ, Cự Đà. Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Tìm về làng Cựu, du khách sẽ cảm thấy gần gũi, quen thuộc với nếp sống giản dị, mộc mạc của người dân địa phương cùng lối kiến trúc Á đông. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Thời gian ở làng Cựu dường như trôi chậm hơn, như muốn níu kéo và lưu giữ những giá trị xưa cũ bằng những nếp tường cổ xưa. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Làng Cựu mang trong mình nét đẹp cổ kính, là nơi bạn có thể tìm lại những giá trị truyền thống và đắm mình trong cảm xúc của những hoài niệm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nét hòa trộn Á-Âu đã làm nên vẻ độc đáo của ngôi làng này. Từng ngõ hẻm, cánh cổng đều thu hút những bước chân lữ khách. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Từ xa ngắm nhìn những ngôi nhà có kiến trúc kiểu Pháp, du khách sẽ bắt gặp một vài câu đối, liễn đối quen thuộc hay họa tiết chạm trổ hoa sen... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Thời kỳ vàng son của làng Cựu đã xa lắm rồi, thế nhưng đâu đó ta vẫn luôn cảm nhận được linh hồn nhộn nhịp, phú quý của 'làng thợ may đệ nhất Hà thành.' (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Vốn là làng thuần nông, những năm 1920, trận cháy rụi khắp làng khiến người người làng Cựu phải bươn chải ra các đô thị lớn để kiếm sống. Từ đây, với bàn tay tài hoa, người làng Cựu đã trở thành những thợ may 'đệ nhất Hà thành,' chuyên may mặc đồ cho 'ông Tây bà đầm,' trong đó có những nhà may nổi danh như Đức Lợi, Phúc Mỹ, Phúc Hưng… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Cũng với sự tài hoa của đôi tay lành nghề, người làng Cựu đã cho xây tại làng những 'biệt thự' mang âm hưởng giao hòa của nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ngày nay, hơn một nửa trong số 49 ngôi nhà cổ tại làng Cựu bị bỏ hoang hoặc chỉ có một người ở. Nghề may của làng cũng mai một, hiện người làng Cựu chủ yếu nhận gia công những bộ vest hoặc trang phục công sở đại trà. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Sau một thời gian dài rơi vào quên lãng, những ngày đầu năm 2020, đã có những hoạt động đầu tiên 'đánh thức' làng Cựu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản vật thể và phi vật thể thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Dự án Làng nghề may - du lịch làng Cựu khởi động vào tháng 2/2020 đã giới thiệu những giải pháp cho xu hướng mới, tạo nên nét mới mẻ, khác biệt cho ngôi làng này. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Được biết, dự án sẽ được tiến hành dựa trên hai trụ cột: Khôi phục lại thương hiệu may thông qua giải pháp mới cho nghệ thuật làm đẹp (thời trang, đồ thủ công, nội thất) và tái sử dụng thích nghi các công trình cổ tại làng Cựu. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nhóm nghiên cứu hy vọng làng Cựu trong tương lai sẽ trở thành trung tâm sáng tạo, đóng góp cho mục tiêu phát triển Hà Nội - Thành phố sáng tạo, lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Các nhà thiết kế Việt Nam cho rằng người Việt có nhiều ngành nghề lâu đời rất riêng như làm vải tơ tằm, thêu may… và rất khéo tay. Trong khi đó, nhiều người nước ngoài có đầu óc, ý tưởng đã về Việt Nam đặt hàng, xuất sang các nước và bán với giá rất đắt ở thị trường nước họ... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chính vì thế với sự án kết hợp lần này, với những kinh nghiệm lớn từ nước ngoài, Việt Nam có thể học hỏi và cũng tìm được đầu ra cho các sản phẩm chất lượng cao trong nước. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Làng Cựu đang có cơ hội 'sống' dậy mạnh mẽ với những giá trị cốt lõi đậm truyền thống. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Một góc chợ quê làng Cựu trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đình chính không có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tường của Hậu cung; lại cả khánh đồng, khánh đá không đâu ở Việt Nam có.
Dịch Diệp Trang (xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là ngôi làng cổ có từ rất lâu đời, mang phong cách chung của làng văn hóa Việt cổ truyền thống với nhiều nét đẹp cổ kính.
Làng Cổ Chất (Trực Ninh, Nam Định) nổi tiếng khắp vùng miền gần xa với nghề ươm tằm, dệt tơ. Những sợi tơ vàng, tơ trắng óng ả đã dệt nên những tà áo duyên dáng Việt Nam.
Những ngôi nhà cổ ở làng Hội Kỳ là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị đặc trưng của làng quê Việt Nam. Nơi đây còn là biểu tượng cho sự tài hoa trong việc xây dựng kiến trúc của thế hệ ông cha.
Hà Nội từng được mệnh danh là “Đất trăm nghề” với rất nhiều làng nghề truyền thống, đã có những đóng góp không nhỏ trong nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Một không gian chợ quê truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ sẽ được tái hiện tại Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam với các gian hàng ẩm thực, đồ chơi, nghề thủ công...
Cùng với Đường Lâm, Cự Đà là một trong hai ngôi làng cổ còn lại của thủ đô và là điểm đến thú vị đối với những người muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.