Những hình ảnh nhức nhối bài toán xử lý chất thải nhựa
[Photo] Làm thế nào để giải bài toán xử lý chất thải nhựa?
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam ước tính có 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam mỗi năm, trong khi lượng nhựa tiêu thụ ước tăng 16-18%/năm.
Hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt của con người tại các khu chợ dân sinh là xách lỉnh kỉnh các loại đồ ăn thức uống đựng trong túi nylon, thậm chí mỗi loại đựng một túi, không chỉ thành phố mà ở cả nông thôn; từ người mua đến người bán mặc định gói đồ trong túi nylon. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần, có nghĩa là quá nửa trong số hàng triệu tấn sản xuất ra mỗi năm chỉ đem lại cho con người cảm giác tiện ích trong vài phút như: cốc nhựa, chai nhựa, ống hút, túi nylon… (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sử dụng túi nylon đựng đồ ăn, thức uống đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt của người dân. (Ảnh: Minh Quyết/ TTXVN)
Thời gian gần đây, tại Hà Nội bắt đầu xuất hiện xu hướng tiêu dùng không dùng túi nylon hay sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm làm từ tre, hoặc thay vì gói đồ bằng túi nylon thì chuyển sang gói bằng lá ở các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm. Trong ảnh: Cửa hàng Eco Refill (Hà Nội) chuyên bán hàng tái chế và các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho vật dụng nhựa. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Thời gian gần đây, tại Hà Nội bắt đầu xuất hiện xu hướng tiêu dùng không dùng túi nylon hay sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm làm từ tre, hoặc thay vì gói đồ bằng túi nylon thì chuyển sang gói bằng lá ở các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm. Trong ảnh: Cửa hàng Eco Refill (Hà Nội) chuyên bán hàng tái chế và các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho vật dụng nhựa. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Thời gian gần đây, tại Hà Nội bắt đầu xuất hiện xu hướng tiêu dùng không dùng túi nylon hay sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm làm từ tre, hoặc thay vì gói đồ bằng túi nylon thì chuyển sang gói bằng lá ở các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm. Trong ảnh: Cửa hàng Eco Refill (Hà Nội) chuyên bán hàng tái chế và các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho vật dụng nhựa. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Năm 2013, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nylon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn. Thế nhưng mới đây, một số hệ thống siêu thị mới thực sự nhập cuộc. Trong ảnh: Hệ thống siêu thị Co.opmart hướng người dân sử dụng các sản phẩm thay thế cho nilon bằng túi giấy và túi môi trường do đơn vị sản xuất. Việc này đã được triển khai từ năm 2011. (Nguồn: TTXVN)
Từ năm 2011, hệ thống siêu thị Co.opmart đã triển khai túi tự hủy thay cho túi nylon. Trong ảnh: Hệ thống siêu thị Co.opmart luôn hướng người dân sử dụng các sản phẩm thay thế cho nilon bằng túi giấy và túi môi trường do đơn vị sản xuất. (Nguồn: TTXVN)
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, mỗi ngày, khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố từ 5.500-6.000 tấn, trong đó rác thải nhựa chiếm 8-10%. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Hà Nội hiện có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa, chủ yếu thuộc 3 ngành chính là: nhựa kỹ thuật (với các sản phẩm là phụ tùng, linh kiện…); Nhựa gia dụng (thau, cốc, tủ, giường, kệ…); Nhựa bao bì dùng trong sản xuất bao bì (túi nylon PE, chai nhựa PET…). (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Việc xử lý rác thải nhựa, trong đó có túi nylon tại các khu đô thị là vấn đề hết sức nan giải, bởi đa phần người dân vẫn có thói quen sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Xử lý rác thải công nghiệp tại Công ty Đại Thắng (Hải Phòng) theo mô hình 3R: giảm thiểu (Reduce), tái chế (Recycle) và tái sử dụng (Reuse). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Tiến (Nghệ An) chuyên sản xuất mảnh PET (mảnh nhựa trắng) tái chế từ các loại vỏ chai nhựa, mỗi năm xuất khẩu khoảng 4000 tấn ra thị trường Nhật Bản và Đài Loan phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Xử lý rác thải công nghiệp tại Công ty Đại Thắng (Hải Phòng) theo mô hình 3R: giảm thiểu (Reduce), tái chế (Recycle) và tái sử dụng (Reuse). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Xử lý rác thải tại xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Việt Nam ưu tiên tham gia chương trình đối tác cho hành động giảm thiểu chất thải nhựa, cam kết và hành động mạnh mẽ với các chiến dịch lớn trên phạm vi toàn quốc chống rác thải nhựa.
Bắt nguồn từ ý tưởng từ xưa cha ông ta đã sử dụng ống hút bằng tre để uống rượu cần, năm 2017, anh Mão bắt đầu có ý định dùng ống hút tre để có thể thay thế ống hút nhựa.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam coi rác thải biển là vấn đề cấp bách toàn cầu và sẵn sàng cùng quốc tế xây dựng các cơ chế, quy định giải quyết vấn đề này.
Một chuyên gia kinh tế WB cho rằng các chất thải độc hại nên được chuyển đến các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Luận điểm trên của ông này đã tạo ra một làn sóng chỉ trích dữ dội.
Sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu rác thải nhựa, rác thải nhựa không thể xử lý ở Nhật Bản vẫn còn lưu giữ ở nước này. Câu hỏi đặt ra là liệu Nhật có thể xử lý toàn bộ rác thải nhựa ở trong nước?
Quan chức phụ trách ngoại thương của Bộ Thương mại Indonesia Oke Nurwan cho biết, nước này đã thông báo cho 15 quốc gia có các nhà xuất khẩu rác chủ chốt về lệnh cấm mới nhập khẩu rác thải nhựa.