[Photo] Lạ lùng cây đa khổng lồ hai thân của người Thái ở Sơn La
Hiếm có cây đa cổ thụ nào có tới hai “táu” (thân) như cây đa bản Áng. Đây cũng là nơi từng che chắn cho bộ đội tình nguyện Việt Nam Trung đoàn 83 trong khánh chiến chống Pháp.
M.Mai-Nam Nguyễn
Trên khu vực Sặn Cọ Phô (có nghĩa là gò cây đa), thuộc bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện có cây đa khổng lồ và văn bia lưu niệm đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam. Điều đặc biệt và hiếm có là cây đa cổ thụ ở đây có tới hai 'táu' (thân). (Ảnh: Vietnam+)
Từ ngã ba quốc lộ 6 theo đường vào Uỷ ban nhân dân huyện Mộc Châu, đi khoảng 3km là tới di tích có cây đa khổng lồ 2 thân. (Ảnh: Vietnam+)
Hiếm có cây đa cổ thụ nào lại có thân trổ từ cành xuống mặt đất như này. (Ảnh: Vietnam+)
Theo trưởng bản Vặt, Hà Văn Trọng, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, cây đa bản Áng là điểm tập kết, là trạm xá đầu tiên của bộ đội tình nguyện Việt Nam Trung đoàn 83 thuộc sư đoàn 335, mặt trận Tây Lào, hoạt động tại đây từ tháng 9/1955-1959. Đây cũng là địa điểm tổ chức lễ hội Hết Chá của người Thái vào tháng Ba hàng năm. (Ảnh: Vietnam+)
Ông Trọng cho biết xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy cúng cũng là người bốc thuốc nam. Chữa khỏi bệnh cho những người ốm thì thầy cúng nhận họ làm con nuôi. (Ảnh: Vietnam+)
Hàng năm, lễ hội Hết Chá tổ chức chính là lễ tạ ơn của những người được thầy mo chữa khỏi bệnh đồng thời là lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần linh đã giúp cho con người sống ở trần gian duy trì được cuộc sống, đoàn kết xây dựng bản làng và cầu cho người khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Mang ơn thầy các con nuôi lại đến tạ ơn, nhưng lúc đó là thời điểm đầu năm đang bận rộn cho Tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Từ đó, có lễ hội Hết chá. (Ảnh: Vietnam+)
Người dân ở đây cho biết cây đa này có tuổi đời khoảng 500-600 năm tuổi. (Ảnh: Vietnam+)
Gắn với truyền thuyết người con gái Thái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ bằng dải yếm, ngày nay thác Dải Yếm (ở xã Mường La, huyện Mộc Châu) trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách.
Người Thái ở vùng Tây Bắc bảo, Pa Pỉnh Tộp ngon nhất khi ăn kèm xôi nếp nương, chấm cùng chẩm chéo, uống với rượu ngô. Món ăn đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, đắng mà đặc biệt nhất là thơm nồng vị hạt dổi.
Tây Bắc được mệnh danh là xứ sở của những cô gái Thái đẹp. Đặc biệt, gần đây họ còn khẳng định được “quyền năng” cũng như ý thức được việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống riêng có.
Đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La ngày nay vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống và bản sắc độc đáo. Đặc biệt, cộng đồng này có những người được bà con tôn sùng “thủ lĩnh” của bản.
Về Mộc Châu, Sơn La, đến với cùng cao nguyên tươi mát ấy giống như tìm về cái nôi văn hóa truyền thống của tộc người Thái, với những giá trị độc đáo mà ngày nay cộng đồng này vẫn đang lan tỏa...
Người Thái ở Tây Bắc sở hữu một kho tàng văn hóa đặc sắc, trong đó ẩm thực là khối giá trị đồ sộ với những món ăn vừa dân dã vừa hấp dẫn. Đặc biệt, các món ăn gắn liền với đời sống tâm linh người dân.