[Photo] Khám phá nghề làm mõ lâu năm ở tỉnh Thừa Thiên-Huế
Phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có một số hộ gia đình chuyên làm mõ với số lượng khoảng trên 3.000 chiếc mỗi năm.
Mõ thường được làm bằng gỗ mít lâu năm với nhiều kích thước khác nhau và được chạm khắc tinh vi; cái nhỏ nhất có đường kính 10 cm có giá bán khoảng 150.000 đồng; cái lớn nhất khoảng trên 1 mét có giá bán khoảng trên 100 triệu đồng... (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Sản xuất mõ của một hộ gia đình ở phường Thủy Xuân. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Mõ Huế được bán không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Các cơ sở làm mõ này đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động của địa phương. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Hiện lao động có tay nghề ở các làng nghề đang dịch chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương nên các làng nghề đứng trước nguy cơ không thể phát triển được.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt chỉ dẫn địa lý được Liên minh châu Âu công nhận.
Đến nay làng gốm Thanh Hà vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không có khuôn, không tráng men và nung bằng lò củi truyền thống.
Các đoàn nghệ nhân, thợ thủ công giỏi đến từ các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng trong cả nước sẽ trình diễn, chế tác sản phẩm ngay tại hội chợ làng nghề.