Chị Nguyễn Thị Minh (xóm Tây Phương, xã Thạch Xá, Thạch Thất) đã có thâm niên hơn chục năm làm chuồn chuồn tre. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Tre để làm chuồn chuồn phải là tre bánh tẻ, dẻo; tre phải cạo vỏ, phơi từ 2-3 tháng sau đó sấy khô để tránh ẩm mốc. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Tre sau khi sấy khô sẽ được chẻ thành những thanh nhỏ để làm thân, cánh... (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Để có được những sản phẩm chuồn chuồn tre đẹp mắt, cuốn hút người xem, đòi hỏi người thợ trải qua hơn 10 công đoạn khác nhau. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Tre tiếp tục được chẻ theo kích thước quy định thành các bộ phận như cánh, đầu, thân và đuôi (trong đó đầu, thân và đuôi được làm từ một đoạn tre và thân chính là phần mấu tre). (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Phần cánh sau khi được gắn keo thành từng đôi sẽ trở thành phần thăng bằng cho chuồn chuồn. Để chuồn chuồn tre có thể đứng bằng miệng, những nghệ nhân phải tính toán rất kỹ kích thước, cũng như khoảng cách giữa các bộ phận. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khó nhất trong quá trình tạo hình chuồn chuồn đó là vót đuôi và bẻ cho phần đầu hơi cong sao cho khi đặt xuống mặt phẳng thì chuồn chuồn trông như thật. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Để tạo được ấn tượng, những con chuồn chuồn được sơn và trang trí lên rất nhiều hoa văn, họa tiết khác nhau; công đoạn này, người thợ rất cần sự khéo léo. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Bạn Linh (sinh viên trường Đại học Thủy Lợi) thích thú khi xếp chồng các con chuồn chuồn lên nhau để thử độ thăng bằng. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Tuy vất vả nhưng nhìn những sản phẩm có chất lượng tốt, được khách hàng hài lòng, những người thợ ở đây lại có động lực hơn để phát triển nghề thủ công này. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
(Vietnam+)