[Photo] Khám phá du lịch Ba Láng: Không chỉ có miệt vườn mướt xanh
Ba Láng nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như làm hủ tiếu của các hộ dân. Đến đây du khách có thể tìm hiểu các công đoạn làm ra hủ tiếu, trải nghiệm đổ bánh cũng như nhiều điều thú vị khách.
Anh Tùng
Ba Láng (Cái Răng, Cần Thơ) không chỉ là 'thủ phủ' của trái cây miền Tây sông nước mà đến đây du khách sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị trên hành trình khám phá chỉ với một ngày. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Buổi sáng, du khách có thể ghé thăm quan làng nghề làm hủ tiếu của các hộ dân sống quanh khu An Bình. Công đoạn tráng bánh này đòi hỏi người làm phải nhanh tay lấy bánh ngay khi bột chín rồi để trên rá tre. Nếu chậm tay, bánh sẽ bị dính, khó lấy khỏi nồi, thậm chí bị rách. Thời gian hấp chín bột khoảng 1-2 phút. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Nguyên liệu bánh từ bột năng và bột gạo pha theo tỷ lệ cùng nước sạch, để lắng qua đêm. Đến đây, du khách có thể tìm hiểu các công đoạn để làm ra hủ tiếu thành phẩm và trải nghiệm đổ bánh và phơi bánh. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Lò hủ tiếu của vợ chồng ông Dương Văn Của cha truyền con nối đã 3 đời nay. Đến nay, ông Của đã nối nghiệp gần 30 năm. Theo ông Của, muốn sợi hủ tiếu có màu trắng đục, thơm thì phải chọn được loại gạo ngon và pha bột từ đêm hôm trước. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Làng nghề truyền thống này không chỉ hấp dẫn du khách trong nước mà còn là điểm đến được du khách nước ngoài lựa chọn để trải nghiệm văn hóa bản địa. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sợi hủ tiếu. Bánh cần 1 đến 2 con nắng mới ráo và phải biết canh những ngày nắng gắt để bánh không bị quá khô. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Bánh tráng phơi đến độ sẽ được đưa vào máy cán nhỏ thành sợi mỳ hủ tiếu. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Hành trình sẽ tiếp tục đi qua những chiếc cầu lắt lẻo giữa cù lao miệt vườn mướt xanh. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Đi qua những con đường thơ mộng phủ bóng cây xanh. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Xuôi theo rạch Đìa Buồn, Phong Điền có làng nghề đan rổ, chằm nón, tồn tại hơn 45 năm với hơn chục hộ làm nghề. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Những người dân vẫn giữ được nghề truyền thống. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Những chiếc rổ tre là vật dụng thiết yếu trong đời sống của người dân Cần Thơ. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Ba Láng hầu như mùa nào cũng đẹp rực rỡ và lãng mạn như thế này. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Không chỉ khám phá làng nghề và thư thái dạo quanh những miệt vườn trù phú, đến Ba Láng du khách còn có thể thăm quan một số di tích, chùa... (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Những ngôi chùa linh thiêng là nơi người dân thường đến cầu an lành cho gia đình. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Du khách thường thích thú vị đạp xe qua những cây cầu gỗ thô sơ nơi đây. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Du khách Hàn Quốc này cho biết ông rất ấn tượng với trái cây miền Tây Việt Nam. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Chắc chắn rồi, đến Cần Thơ không thể không đi chợ nổi vừa thưởng thức sản vật địa phương vừa đắm mình vào không gian sông nước mênh mông. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Những năm gần đây, chợ nổi Cái Răng lại đông đúc tấp nập, ghe thuyền ăm ắp thương phẩm, những cây bẹo trĩu quả. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Không chỉ là nơi buôn bán đơn thuần, chợ nổi được duy trì và phát triển để phát triển du lịch địa phương. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Hàng quán di động là một trong những nét đẹp thú vị và độc đáo của sông nước miền Tây mà khó địa phương nào có. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Ở Ba Láng cũng bắt đầu có những quy hoạch nghỉ dưỡng của các nhà đầu tư tư nhân. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Lần đầu tiên ở miền Tây xuất hiện nghỉ dưỡng sinh thái Ecolodge sau khi mô hình này đã quen thuộc ngoài Bắc. (Ảnh: Anh Tùng/Vietnam+)
Vùng ĐBSCL được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Mekong, có hệ thống kênh, rạch chằng chịt, hệ sinh thái đa dạng cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc rất thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch.
Nhiều doanh nghiệp Nga quan tâm tới việc đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, nuôi trồng chế biến thủy hải sản tại Cần Thơ, mong muốn học tập kinh nghiệm, tìm kiếm nhân công có tay nghề trong lĩnh vực này
Từ gốc cái có hơn 160 năm tuổi, đến nay "giàn Gừa" đã phát triển thành cả một hệ sinh thái có diện tích tán hơn 2.700m², chiều cao trung bình khoảng 12m, và được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Du lịch xanh, du lịch thân thiện môi trường là xu hướng được ưa chuộng trên khắp thế giới từ lâu và đã lan tỏa tới Việt Nam những năm qua. Trong đó, mô hình Ecolodge mang đến một trải nghiệm khác...
Ba Láng là điểm đến mới "hồi sinh" nhờ các làng nghề truyền thống. Du khách thích trải nghiệm văn hóa bản địa trong nước và quốc tế đã bắt đầu tìm tới đây, háo hức được tự tay làm bánh, trồng cây...
Trải qua 2 cuộc chiến khốc liệt, gốc của cây Gừa cái tuy đã không còn nhưng nó đã kịp để lại cả một “hệ sinh thái” có diện tích tán hơn 2.700m², chiều cao trung bình khoảng 12m với hàng nghìn rễ con.