Học sinh Chu Văn An nô nức tham gia in dấu chân bảo vệ tê giác
[Photo] Học sinh Chu Văn An nô nức tham gia in dấu chân bảo vệ tê giác
Chiều 15/10, hàng trăm học sinh trường Trung học Cơ sở Chu Văn An cùng đóng góp dấu chân của mình trong chương trình "One Million Footprints" với hy vọng truyền tải thông điệp bảo vệ loài tê giác.
Tiến Đạt
In dấu chân lên tấm vải trắng, một hoạt động để truyền tải thông điệp 'không sử dụng, không chấp nhận và không dùng sừng tê giác làm quà tặng.' (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
Bên cạnh in dấu chân, các em học sinh còn ký lên đó tên của mình để tăng sức 'nặng' của thông điệp. (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
'One Million Footprints' là một trong số chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Hoa Kỳ. (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
Đây là sản phẩm của các em sau một buổi chiều 'lao động,' góp phần nâng cao nhận thức cho công chúng, làm giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
Giao lưu thú vị với Cô Lisa, phụ trách bộ phận báo chí Đại sứ quán Hoa Kỳ, để hiểu hơn về nguy cơ tuyệt chủng của loài tê giác. (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
(Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
Bà Susan Sutton, Phó Đại sứ Đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã có nhiều chia sẻ thú vị với các bạn học sinh về vấn đề bảo vệ loài tê giác. (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
Các em học sinh không thể rời mắt khỏi cuốn truyện 'cuộc phiêu lưu của chú tê giác Bongi,' một món quà đến từ đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
Các anh chị tình nguyện viên đang dạy các em học sinh cách tạo nên chú tê giác bằng nghệ thuật gấp giấy Origami. (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
Hoạt động vẽ tranh tô màu với chủ đề tình yêu với chú tê giác cũng được các bạn học sinh hết sức hưởng ứng. (Ảnh: Tiến Đạt/ Vietnam+)
Chương trình sẽ tiếp tục được lan tỏa tới nhiều trường học trên cả nước. (Ảnh: Tiến Đạt/Vietnam+)
Sáng 21/6, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng cùng hành động để ngăn chặn nạn buôn bán và sử dụng bất hợp pháp sừng tê giác.
Sau ba tháng phát động cuộc thi vẽ tranh “Hành động vì động vật hoang dã,” đã có 1.983 trường học và các câu lạc bộ từ 58 tỉnh, thành phố tham gia với hơn 155.000 tác phẩm dự thi.