Ngày 10/1, cơ quan công an đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Phạm Văn Lập về hành vi làm giả số lượng lớn bột ngọt, bột giặt. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Những gói bột ngọt gắn mác Miwon, Ajinomoto thực chất là bột ngọt Trung Quốc được đối tượng làm giả. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Theo các cán bộ cảnh sát kinh tế, chỉ bằng vài bước đơn giản, đối tượng đã hô 'biến' bột ngọt Trung Quôc có giá thành rẻ thành các loại bột ngọt người dân ưa chuộng hàng ngày. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Mỳ chính Trung Quốc giá thành rẻ, chất lượng không đảm bảo. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Được bỏ vào bao bì đối tượng thu mua, sau đó cho lên máy hàn nhiệt. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Không tinh ý, người tiêu dùng dễ dàng bị đánh lừa. Trường hợp trên cũng xảy ra với các sản phẩm như bột giặt, nước mắm. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Bột giặt Omo hay Surf cũng được những cơ sở thiếu lương tâm này làm giả một cách tinh vi. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Không rõ chất lỏng gì được bơm vào những chai Chinsu Nam Ngư này? (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Mở rộng điều tra. lực lượng chức năng phát hiện nhiều cơ sở đang tiêu thụ những sản phẩm nhái này. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Trong những ngày đầu năm, lực lượng chức năng cũng phát hiện một lô hàng khoảng 20 tấn không rõ xuất xứ tại Cảng Phà Đen (Thanh Trì, Hà Nội). (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Tài xế khai nhận vận chuyển từ Vinh về Hà Nội và không thể xuất trình được giấy tờ chứng minh xuất xứ (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Trước đó, ngày 8/1, cơ quan công an cũng đã ra lệnh bắt khẩn cấp một Phó giám đốc về hành vi buôn bán, tàng trữ hơn 2.700 ống keo xây dựng Titebond giả (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Thời điểm sát Tết Nguyên Đán, thị trường hàng giả, hàng nhái, hàng không xuất xứ đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp do nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân. (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
(Vietnam+)