Bác Lê Đình Cẩm - một cán bộ lão thành Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu về lịch sử của di tích T6. Đây là nơi đặt đài thu phát của cơ quan Việt Nam Thông tấn xã (tên gọi khi đó của Thông tấn xã Việt Nam) trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, gắn với những ký ức không thể lãng quên về một thời hoa lửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Hành trình về nguồn lần này là dịp để cán bộ, phóng viên, biên tập viên của VietnamPlus hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của Thông tấn xã Việt Nam, khơi gợi tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng và phát triển Thông tấn xã Việt Nam,' nhà báo Đoàn Ngọc Thu - Phó Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus cho biết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Báo Điện tử VietnamPlus trao những phần quà hết sức ý nghĩa dành cho những cán bộ đã gìn giữ khu di tích lịch sử T6. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1965, sau thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt tại Việt Nam, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ với mục tiêu đè bẹp quân giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá miền Bắc. Nhận được chỉ đạo của Trung ương, lãnh đạo cơ quan đã cử một số cán bộ về huyện Quốc Oai làm công tác tiền trạm, đặt nền móng xây dựng đài thu phát T6. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Khi đó, những cán bộ của đầu tiên của T6 gánh trên vai nhiều trọng trách: lựa chọn địa điểm đảm bảo không quá xa Hà Nội (để thuận tiện cho việc truyền tin tức được nhanh nhất) nhưng cũng không quá gần Thủ đô (nhằm đảm bảo an toàn). Đồng thời bắt tay vào xây dựng cơ sở kỹ thuật, trang thiết bị xứng tầm với vị thế của một cơ sở dự phòng chiến lược của Thông tấn xã Việt Nam trong chiến tranh. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn cán bộ, kỹ thuật viên, điện báo viên được đào tạo chính quy, có tay nghề để phục vụ cho hoạt động của T6 cũng cần được tiến hành khẩn trương,' bác Lê Đình Cẩm cho biết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đài thu phát T6A đặt tại động Hoàng Xá dưới chân núi Tượng Linh được xây dựng trước. Sau đó, đài thu T6B nằm cách đó khoảng 2km, được xây dựng vào năm 1967 dưới chân núi Sơn Tượng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các ban biên tập và nhiều bộ phận khác lần lượt chuyển về T6. Đây trở thành nơi hội ngộ của những thanh niên nhiệt huyết đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trải qua hàng chục năm, khu di tích lịch sử T6 vẫn được các cán bộ bảo quản và gìn giữ nguyên hiện trạng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khu vực hang Gió, là một hang động ăn sâu vào khu vực núi Sơn Tượng, trong hang có nhiều ngách trú ẩn, có nhiều lối thoát để đảm bảo an toàn cho các cán bộ Thông tấn xã Việt Nam trong thời kỳ cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc của Mỹ đang leo thang. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhà báo Lê Quốc Minh - Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam nhấn mạnh: 'T6 đã phát huy sức mạnh, khẳng định vai trò quan trọng của thông tin thông tấn trong cuộc kháng chiến trường kỳ, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.'(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khu vực trú ẩn của các cán bộ Thông tấn xã Việt Nam được xây dựng kiên cố, chia làm nhiều phòng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi một căn phòng của di tích lịch sử T6 đều ghi dấu những khoảnh khắc của một quá khứ hào hùng trong hành trình phát triển của Thông tấn xã Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1989, sau hơn hai thập kỷ hoạt động bền bỉ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, T6 được Nhà nước cho phép giữ nguyên trạng để làm nơi dự phòng chiến lược và di tích lịch sử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lối vào một khu vực trú ẩn của khu di tích. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên tòa soạn VietnamPlus chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ Ban Quản lý di tích Hang Gió - trạm T6 (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)