Khu di tích lịch sử Giàn Gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong hành trình khám phá miền Tây sông nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Từ gốc cái có hơn 160 năm tuổi, đến nay "Giàn Gừa" đã phát triển thành cả một hệ sinh thái có diện tích tán hơn 2.700m², chiều cao trung bình khoảng 12m. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Giàn Gừa này được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Gốc cây cái từ xưa tuy nay đã không còn nhưng người dân đã phục dựng lại phục vụ du khách thăm quan. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không ai rõ nguồn gốc của Giàn Gừa này, nhiều người cao tuổi khẳng định từ lúc họ còn nhỏ, Giàn Gừa đã che phủ cả một vùng rộng lớn. Đây cũng là một di tích gắn với thời khai hoang mở cõi của vùng đất này. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Khu Giàn Gừa trước đây có diện tích rất lớn nhưng do bom đạn chiến tranh tàn phá cũng như ảnh hưởng của môi trường nên hiện chỉ còn rộng gần 3.000m². (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Rất nhiều cành đan xen tạo thành giàn lớn nên người dân trong vùng quen gọi là Giàn Gừa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Giàn cây với hệ rễ khổng lồ và hình thù kỳ quái. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Kỳ lạ là nhiều chi lớn mặc dù phần gần gốc đã mục gần hết và lên rêu nhưng vẫn đủ sức 'tải' nhiều cành lớn phía trên. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Du khách đến đây nếu không có hướng dẫn viên du lịch vẫn có thể tự tìm hiểu về lịch sử Giàn Gừa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Con đường thơ mộng dẫn vào khu di tích Giàn Gừa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)