[Photo] Độc đáo làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa
Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của sông Hậu, Thị trấn Ngan Dừa (Bạc Liêu) là vùng đất thuận lợi cho cây lác, nguồn nguyên liệu chính giúp người dân nơi đây phát triển nghề dệt chiếu từ bao đời.
Trọng Chính-Lê Minh
Cây lác được vận chuyển về Ngan Dừa từ khắp các nơi trong vùng.
Vào làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa, ấn tượng đầu tiên là hai bên đường phơi toàn là lác và cả những chiếc chiếu mới tinh còn thơm mùi lác.
Những bó lác nguyên liệu sử dụng để dệt chiếu.
Người thợ chuốt, sắp xếp từng sợi lác theo từng màu trước khi vào go.
Nghề dệt chiếu Ngan Dừa hiện đang phát triển khá mạnh khi toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Thống Nhất.
Đôi bàn tay thoăn thoắt chuồi, sắp xếp từng sợi lác theo từng màu vào go khi dệt chiếu.
Công đoạn dệt thường cần 2 người phối hợp với nhau nhịp nhàng.
“Bánh chưng luộc nước giếng thần, thơm ngon mùi vị có phần trời cho.” Câu ca này từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Bờ Đậu - một trong 5 làng làm bánh chưng nổi tiếng nhất khu vực miền Bắc.
Khẩu Xén là loại bánh phồng cổ truyền của người Thái trắng, bánh có nhiều hương vị, vị ngọt cho trẻ con, vị mặn cho phụ nữ và người già, có cả bánh nhạt để chấm gia vị dành cho đàn ông nhắm rượu.
Nếu như trước đây sản phẩm của làng làm quỳ vàng truyền thống Kiêu Kỵ góp phần tạo sự nguy nga trong các công trình kiến trúc cung đình thời phong kiến.
Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, Vạn Phúc là một trong những làng nghề đã thành công trong việc tìm hướng đi mới là bảo tồn nghề và gắn kết với phát triển du lịch.
“Hội Xuân dân tộc Tết Ất Mùi 2015” với nhiều hoạt động phong phú, chọn lọc và hấp dẫn sẽ được tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 27/2-1/3.