[Photo] Độc đáo đàn trâu sơn mài nghìn con của nghệ nhân 'xứ Đoài'

Là người con của quê hương xứ Đoài (Sơn Tây, Hà Nội) nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, người vốn nặng lòng với các giá trị truyền thống vừa khiến công chúng ngạc nhiên khi công bố đàn trâu sơn mài 1010 con.
Ghé thăm xưởng của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát vào ngày đầu Xuân năm mới, mọi công việc của dự án 1010 con trâu sơn mài vẫn ngổn ngang với gỗ, khoan, cưa, đục... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân cho biết tính tới thời điểm này, đàn trâu của anh đã làm được hơn 400 con, dự kiến cuối tháng Tư sau khi hoàn thiện sẽ giới thiệu tới công chúng trọn bộ sưu tập ở ngay chính tại quê hương vùng đất hai vua của mình (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 Bình thường xưởng của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát có khoảng chục nhân công cùng hỗ trợ anh làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhưng do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên chỉ còn 2 thợ phụ giúp anh hoàn thiện bộ sưu tập đồ sộ lần này. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với kích thước nhỏ nhắn và hướng tới nguyên vật liệu thân thiện môi trường, đàn trâu khảm sơn mài của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát sử dụng lõi gỗ mít. Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân cho hay mỗi 'đứa con' phải trải qua hàng chục công đoạn, từ lên ý tưởng, rồi đục, đẽo tạo dáng cho khối gỗ, sau đó phủ lên nhiều lớp sơn, phơi khô, đánh bóng, khảm trai, vẽ tạo tác... nên nhanh thì vài ngày, lâu thì cả tháng mới 'chào đời.' (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mỗi chú trâu sẽ được 'mặc' nhiều 'lớp áo.' Vì được làm thủ công hoàn toàn nên mỗi con sẽ là một phiên bản khác biệt với những đường nét, hoa văn, màu sắc, kích thước và tinh thần không giống nhau. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các màu sơn tươi tắn và rực rỡ này sẽ được dùng để khoác lên từng sản phẩm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mỗi lớp sơn quét xong cần có thời gian phơi khô trước khi quét thêm lớp khác hoặc làm các công đoạn tiếp theo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất xứ Đoài, lại sẵn năng khiếu vẽ cùng tình yêu, niềm đam mê học hỏi nghệ thuật truyền thống, Tấn Phát như được chắp thêm cánh khi thi đỗ Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp, chuyên ngành sơn mài.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với bộ sưu tập lần này, chọn sáng tạo nghệ thuật để tri ân mảnh đất quê hương, Tấn Phát đã dành nhiều tâm huyết, tư duy và sự tử tế cho tác phẩm ngay từ khâu chọn nguyên liệu với gỗ, tận dụng vỏ trứng, vỏ trai để khảm, trang trí cho những ‘đứa con’ của mình, như một cách kêu gọi cộng đồng bảo vệ môi trường. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các sản phẩm tiếp tục được đem phơi sau khi khảm trai, khảm vỏ trứng trang trí... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
... rồi được mài để lộ các lớp, mảng sơn bên dưới. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mỗi nghệ nhân sẽ có bí quyết riêng trong khâu mài và đánh bóng, đặc biệt sản phẩm còn có tính ngẫu nhiên đã tạo ra tính độc đáo và khác biệt cho các sản phẩm sơn mài thủ công truyền thống. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Từ những khúc gỗ, vỏ trứng, vỏ trai, nghệ nhân 8X đã tạo tác ra những chú trâu mang hoa văn độc đáo, giàu bản sắc Việt. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những sản phẩm không chỉ dùng để trưng bày mà còn có công năng sử dụng như để cắm hoa, đựng kỷ vật, đựng đồ quý giá… Với giá trị đó, sản phẩm của nghệ nhân được định giá từ 1,5-10 triệu đồng/con. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thành lập công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ là một trong những cách nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chọn để các sản phẩm mang giá trị văn hóa truyền thống Việt không chỉ có mặt tại các đại lý lớn ở những khu du lịch trên cả nước, mà còn đến được các thị trường khó tính như Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Mỹ, Đức… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Xây dựng doanh nghiệp đã gần 20 năm, nhưng anh phải thừa nhận, mình đang 'sống' bằng công việc của người họa sỹ. Kinh doanh chỉ là bàn đạp để anh từng bước hiện thực hóa khát khao đưa hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam phủ khắp năm châu. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
'Tôi luôn đau đáu làm thế nào để không chỉ phát triển bản thân và doanh nghiệp của mình, mà còn hỗ trợ nghệ nhân ở các làng nghề thiết kế, tạo ra những sản phẩm đẹp, độc, lạ, mang đậm bản sắc để chiếm lĩnh thị trường quà lưu niệm thế giới,' nghệ nhân của xứ Đoài bày tỏ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mỗi chú trâu là một phiên bản độc nhất với những đường nét, hoa văn, màu sắc, kích thước khác nhau. Nếu như 'Trâu thực' thuần nông có đôi sừng khỏe mạnh, thì 'Trâu cổng làng' ngộ nghĩnh, đáng yêu với tạo hình mái đình, cổng làng, gắn với bóng dáng làng quê Việt Nam. 'Trâu hóa rồng' lại gửi gắm những hy vọng trong năm Tân Sửu, khi cả nhân loại đã bước qua năm Canh Tý đầy khó khăn, vất vả bởi dịch bệnh. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cùng chiêm ngưỡng một số mẫu trong bộ sưu tập 1010 con trâu sơn mài đang tiếp tục được hoàn thiện của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân cho biết sẽ cố gắng để hoàn thiện 1010 sản phẩm để kịp trưng bày vào dịp lễ kỷ niệm 30/4. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục