Không gian phục dựng lễ hội Gầu Tào đậm đặc sắc thái văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Mông ở vùng biên giới Nà Bủng (Nậm Pồ, Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Địa điểm tổ chức phục dựng lễ hội Gầu Tào được chọn lựa tại một quả đồi có diện tích rộng, bằng phẳng tương đối để tiện cho việc tổ chức nghi lễ và các hoạt động văn hóa, thể thao mang tính cộng đồng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Nam nữ thanh niên cộng đồng dân tộc Mông cùng tham gia biểu diễn, nhảy múa những điệu múa truyền thống xung quanh cây nêu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Thầy cúng khấn nguyện, mong các đấng thần linh, siêu nhiên ban cho bản làng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà gặp nhiều may mắn, an lành, dồi dào sức khỏe. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Thầy cúng dùng sợi chỉ đỏ trên thân cây nêu buộc lên cổ tay người tham gia lễ hội Gầu Tào để ban lộc, cầu bình an, sức khỏe và may mắn. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Thầy cúng chuẩn bị các lễ vật để tiến hành nghi thức cúng dưới chân cây nêu. Nghi thức cúng đầu tiên với vật tế lễ là một con gà - vật hiến sinh, còn sống. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Thầy cúng dùng máu lấy ở bộ phận mào gà để đánh dấu thiêng lên thân cây nêu trong lễ hội Gầu tào. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Phần ngọn cây nêu được buộc dải khăn và treo nhiều loại ngũ cốc, nông sản. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Dấu thiêng vẽ bằng máu mào gà bên dưới chùm chỉ đỏ mang ý nghĩa may mắn được buộc trên thân cây nêu trong lễ hội Gầu Tào của cộng đồng dân tộc Mông. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Phụ nữ cộng đồng dân tộc Mông trong trang phục truyền thống tham gia trò chơi ném papao. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cộng đồng dân tộc Mông thuộc các ngành Mông trên địa bàn xã Nà Bủng (Nậm Pồ, Điện Biên) chơi ném papao trong lễ hội Gầu Tào. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Biểu diễn khèn với những điệu múa cổ được tái hiện lại trong dịp phục dựng lễ hội Gầu Tào tại địa bàn xã Nà Bủng (Nậm Pồ, Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Nghi thức cúng thần linh bên cây nêu diễn ra vào ngày cuối cùng trước khi hạ cây nêu của lễ hội Gầu Tào với lễ vật là một con lợn. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)