[Photo] Điểm mặt các di sản ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

Việt Nam hiện có 23 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh; hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận di sản
Vịnh Hạ Long nhìn từ độ cao 300m. UNESCO vinh danh vịnh Hạ Long trong hai năm 1994 và 2000. (Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN)
Hang động Thiên Đường là một hang động tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa vật thể thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 1993. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)
Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa UNESCO năm 1999. (Nguồn: TTXVN)
Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn - Di sản Văn hóa Thế giới. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Hoàng Thành Thăng Long. (Ảnh: Nguyễn Văn Cảnh/TTXVN)
Thành nhà Hồ, di sản nổi tiếng thuộc địa bàn huyện Vĩnh Lộc, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể thế giới. (Nguồn: TTXVN)
Cồng chiêng Tây Nguyễn. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Dân ca Quan họ được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Lễ rước truyền thống tại hội đền Sóc. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Hát Xoan Phú Thọ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đờn ca tài tử, loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Bia tiến sỹ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. (Ảnh: Minh Đông/TTXVN)
Mộc bản triều Nguyễn về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)
Những tấm Mộc Bản được cất giữ cẩn thận tại chùa Vĩnh Nghiêm. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Mộc bản Trường học Phúc Giang. (Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN)
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Ca trù - loại hình nghệ thuật dân gian được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Hình thức diễn xướng dân gian là nghi lễ chính, trung tâm của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Hát ví giặm phục vụ du khách trên sông Lam. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Nghi thức "Kéo co ngồi" ở Hội đền Trấn Vũ (Hà Nội). (Nguồn: TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục