Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm đang dần trở thành điểm nhấn về du lịch tâm linh ở Hà Nam. (Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
Khuôn viên chùa nằm lọt vào rừng cây dưới chân núi gồm tòa Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. (Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
Bên trong chính điện, không gian thoáng với tượng Đức Thế Tôn, Bồ tát Địa Tạng, Tôn giả A Nan và Ca Diếp cùng 4 phô Tứ Đại Thiên Vương. Tất cả đều được tạc với kích cỡ lớn từ nguyên liệu gốm không nung. (Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
Một số hạng mục, thiết chế đang dần hoàn thiện nhưng Địa Tạng Phi Lai còn được biết đến chính là cảnh quan xung quanh ngôi chùa. (Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
Địa Tạng Phi Lai có nhiều góc sân được rải đá trắng, những đầm sen với cá vàng bơi lội và những cây hoa đua sắc. (Ảnh: Phan LâmVietnam+)
Chùa được xây dựng từ thế kỷ 10, sau chiến thắng Chiêm Thành, các tù binh được đưa về đây xây dựng chùa. Vì thế, gạch ngói nơi đây mang kiến trúc Chăm – pa rõ nét, nhiều mẫu gạch cổ sau mưa gió phát lộ, thi thoảng vẫn được sư thầy và các chú tiểu tìm thấy và lưu giữ cẩn thận. (Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
Những cổ vật phát lộ tự nhiên trong quá trình xây dựng chùa như: tượng hình chim Garuda, ngói mũi hài, chân tảng hoa sen, gạch hình rồng, bia khắc đá viền công phượng và nhiều đồ gốm sứ khác,... (Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
Địa Tạng Phi Lai tự với tâm nguyện phục dựng lại một nơi sinh hoạt tâm linh cho người dân trong vùng, khi hoàn thành nơi đây còn là địa chỉ cho những khóa tu mùa hè giúp con người hiểu và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống để có được sự bình an và hạnh phúc. (Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Ảnh: Phan Lâm/Vietnam+)
(Vietnam+)