[Photo] Đến Ninh Bình khám phá nghề làm gốm Gia Thủy
Xã Gia Thủy, huyện Nho Quan nổi tiếng với làng nghề gốm truyền thống Gia Thủy có tuổi đời hơn 50 năm, không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương
Sản phẩm gốm Gia Thủy sau khi ra lò có độ bóng, đẹp, chất gốm bền. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Sau khi được tạo hình sản phẩm được cho vào nhà ủ mát rồi mới mang ra phơi nắng. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Để làm ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng, người thợ phải làm nhiều công đoạn và vai trò của công đoạn nào cũng quan trọng. Ngay cả những công đoạn tưởng chừng đơn giản như làm đất cũng đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, lành nghề, quan sát tinh tế và sáng tạo. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Qua từng công đoạn làm gốm, người thợ gửi hồn mình vào những cục đất vô tri vô giác để tạo nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Công đoạn tạo hình cho sản phẩm được thực hiện bởi những người thợ có nhiều kinh nghiệm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Qua những bàn tay điêu luyện của người thợ lành nghề, đất đã chuyển mình thành hình, thành khối, có đường nét như ý và ẩn chứa cả hồn cốt của người thợ Gia Thủy. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà người thợ sẽ nặn đất theo mẫu khác nhau. Thông thường để làm ra những chiếc vò, chum, vại người thợ sẽ nặn đất thành những thớ dài và tròn để khi đưa lên bàn xoay ghép lại với nhau được dễ dàng hơn. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nét đặc trưng của gốm Gia Thủy được làm từ nguyên liệu đất sét có màu nâu vàng, đây là nguyên liệu có sẵn tại địa phương và chỉ tại làng nghề mới có. Loại đất này có độ kết dính cao, mịn và chịu nhiệt tốt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đến nay làng gốm Thanh Hà vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không có khuôn, không tráng men và nung bằng lò củi truyền thống.
Từ đầu tháng 12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thực hiện trùng tu con đường gốm sứ ven sông Hồng, đảm bảo cảnh quan cho công trình văn hóa của Thủ đô. Tổng vốn đầu tư dự án trên 2,5 tỷ đồng.
Với chi phí ban đầu 10 triệu đồng, anh Quảng Ngọc Nhiên, 31 tuổi, người dân tộc Chăm ở Ninh Thuận đã cải tạo ruộng bùn sình lầy thành khu du lịch sinh thái, với cánh đồng sen ngát hương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thị trường, làng nghề Bát Tràng vừa gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế hiệu quả cao.
Thủ tướng đề nghị công ty Gốm Chu Đậu cần có chính sách phù hợp nhằm tôn vinh, đãi ngộ và phát huy tài năng các nghệ nhân, những “bàn tay vàng” của nghề gốm Chu Đậu.