Cách đây 10 thế kỷ, xòe vốn chỉ là một vũ điệu dân dã được tổ chức trong các dịp lập bản, dựng mường hay trong các dịp lễ hội của người Thái.
Ngày nay, xòe đã phát triển thành 36 điệu và trở thành vũ điệu mang tính biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc.
Theo quan niệm của người Thái, trước khi tổ chức hội xòe phải dựng cây nêu, được ví như chiếc thang bắc lên trời. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Điệu xòe của các báo sao (người con gái múa) rước, đón các vị thần linh. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Khởi thủy, xòe Thái chỉ là điệu múa dân bản nắm tay nhau thành vòng tròn rồi múa theo nhịp chân 2 tiến 1 lùi. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Điệu xòe hoa ban. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Các loại nhạc cụ dùng trong những điệu xòe bao gồm: trống, chiêng, các quả chuông nhỏ, những thanh tre, thanh la và đặc biệt là đàn tính tẩu. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Một điệu xòe quạt. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Người Thái thường đốt một đống lửa to để tổ chức các đêm xòe. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Những cô gái xòe ở bản Lác (Mai Châu-Hòa Bình) cùng du khách quốc tế múa màn xòe đoàn kết. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)