[Photo] Cung đường kinh hoàng của giáo viên cắm bản ở Nghệ An

Để vượt qua cung đường lầy lội đến các điểm trường của Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), mỗi thầy giáo phải là những tay lái cự phách.

Để vượt qua cung đường lầy lội đến các điểm trường của Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), mỗi thầy giáo phải là những tay lái cự phách.

Việc đi lại khó khăn đến mức tất cả các điểm trường của Trường Tiểu học Tri Lễ 4 đều chỉ có các thầy giáo vì chỉ nam giới mới đủ sức để cầm lái vượt rừng.

Theo thầy Nguyễn Hồng Hiệp, giáo viên cắm bản tại Trường Tiểu học Tri Lễ 4, đây là đường do người dân đào. Đường dốc và trở nên cực kỳ lầy lội mỗi khi mưa xuống. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Để có thể đi được trên cung đường này, bánh xe máy phải được quấn thêm nhiều dây xích. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Và các thầy giáo cũng phải là những tay lái cự phách. 'Trường tiểu học nhưng tất cả giáo viên đều là nam vì các cô giáo không thể vượt nổi cung đường này,' thầy Nguyễn Hồng Hiệp (ngoài cùng, bên phải) nói. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Và các thầy giáo cũng phải là những tay lái cự phách. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Và các thầy giáo phải là những tay lái cự phách (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Và các thầy giáo phải là những tay lái cự phách (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Nhưng nhiều khi, cả xe và người đều phải 'chào thua' khi bùn đất đã bám chặt bánh xe. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Các thầy đành chọn cách xách dép lên, đi bộ. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
(Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Và mệt mỏi nằm nghỉ lấy sức ngay bên sườn núi. (Ảnh: Thầy Hồng Hiệp cung cấp)
Ngay ở những nơi đường không lầy lên bùn đất, việc đi xe máy cũng không đơn giản vì quá dốc và trơn trượt, các thầy vừa leo dốc vừa đẩy xe. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Nguy hiểm luôn rình rập bất cứ lúc nào, khi ngay bên cạnh con đường trươn trượt là vực, là khe. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Dù quá nhiều khó khăn và cả hiểm nguy, nhưng những người thầy ở Trường Tiểu học Tri Tân 4 chưa bao giờ lùi bước, bởi phía trước họ là những điểm trường xa xôi nghèo khó. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Bởi phía trước họ là những lớp học ghép phên gỗ tạm bợ (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Và bởi phía trước họ, những em học sinh dân tộc thiểu số nghèo khó, áo không đủ ấm, mặt mũi lấm lem, nhưng đôi mắt vẫn trong veo chờ đón, trông đợi những người thầy nhiệt huyết và quả cảm của mình. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Dù nơi ấy, xa gia đình, họ sẽ sống trong những mái nhà công vụ giáo viên ghép từ tranh tre nứa lá tạm bợ. (Ảnh: Thầy Hồng Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
Với những bếp ăn như thế này... (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
... các thầy đã quen với những gian khó nơi đây, đã yêu thương những học trò nghèo khó của mình, và dù đã cắm bản cả chục năm trời, họ vẫn chưa bao giờ nghĩ đến sẽ rời xa lũ trẻ để luân chuyển về vùng thuận lợi hơn. (Ảnh: Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cung cấp)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục