[Photo] Cung đường du lịch Tà Lèng-Mường Phăng ở Điện Biên bị sạt lở
Thời gian qua, do mưa lũ diễn biến cực đoan, dự án nâng cấp đường vào khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đang trong giai đoạn hoàn thành đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xói mòn, sạt lở xảy ra làm hư hỏng nghiêm trọng nhiều điểm trên tuyến đường trọng yếu này. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên một khúc cua, dốc của tuyến đường, tiềm ẩn nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.(Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Một đoạn vách taluy âm với khối lượng lớn đất, cây cối đã trượt xuống chân núi làm hư hỏng hệ thống thoát nước và một phần của làn đường. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Tại nhiều phân đoạn của tuyến đường, do kết cấu địa chất vách taluy dương yếu nên rất dễ xảy ra sạt lở, trụt trượt đất, cây cối xuống lòng đường. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Nguy cơ sạt lở, trụt trượt trên vách taluy dương của tuyến đường là rất lớn. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Phước Lộc là xã đã báo cáo về vụ hàng loạt vụ sạt lở đất, lũ quét dẫn đến 11 người dân bị vùi lấp tại thôn 3, 2 cán bộ xã bị tử vong tại thôn 1 từ ngày 29/10.
Sau bão số 9, tình trạng sạt lở bờ biển xã Giang Hải trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều đoạn xói lở sâu vào đến khu vực dân cư, những hàng phi lao rừng phòng hộ hàng chục năm tuổi cũng bật gốc.
Mưa lũ từ ngày 6/10 đã gây ra ba vụ sạt lở kinh hoàng tại miền Trung, chôn vùi hàng chục người dân, công nhân công trường thủy điện và cán bộ chiến sỹ trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn.
Sạt lở đất và lũ quét xảy ra liên tiếp ở Quảng Trị khiến hệ thống đường giao thông, đê kè bị phá hủy nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông, cứu hộ cứu nạn và khôi phục sản xuất.
Tỉnh Bình Định đã yêu cầu các thành phố, huyện, thị xã rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở để di dời dân đến nơi an toàn, tập kết lương thực, thực phẩm, nước uống để người dân đủ dùng trong nhiều ngày.