Tồn tại hơn 4 thế kỷ, chứng kiến những thăng trầm cùng phố cổ Hội An (Quảng Nam), di tích Chùa Cầu được xem như “trái tim” của phố Hội.
Tồn tại hơn 4 thế kỷ, chứng kiến những thăng trầm cùng phố cổ Hội An (Quảng Nam), di tích Chùa Cầu được xem như “trái tim” của phố Hội, thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam-Nhật Bản và là một địa chỉ du lịch, khám phá lý thú dành cho du khách.
Chùa Cầu nằm ngay ngã ba sông Hoài, được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 khi thương cảng Hội An đang phát triển phồn thịnh.
Chùa Cầu còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản, nhưng kiến trúc đậm nét Việt Nam với mái ngói âm dương.
Chùa và cầu đều làm bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông Hoài.
Chùa Cầu dài 18m, có mái che, nằm vắt mình qua lạch nước chảy ra sông Hoài, đoạn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú ở phố cổ Hội An. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Mái ngói âm dương của Chùa Cầu mang nét đặc trưng của mái đền truyền thống Việt Nam. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Cầu được xây dựng theo lối kiến trúc "thượng gia, hạ kiều", tức bên trên là nhà, phía dưới là cầu. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Chính giữa cầu có một chùa nhỏ thờ Bắc Đế Trấn Võ, vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Bức đại tự đề 3 chữ Hán "Lai Viễn Kiều", tên của Chùa Cầu do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào năm 1719. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Du khách nước ngoài tham quan, tìm hiểu lịch sử và lối kiến trúc đặc biệt của Chùa Cầu. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Vẻ đẹp lung linh, cổ kính của Chùa Cầu về đêm. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)