Nhân loại tiến bộ sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của Liên Xô, không bao giờ quên ý nghĩa vô cùng to lớn của cuộc chiến tranh chống phátxít đối với cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và bài học của chiến thắng phátxít đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Trong ảnh: Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố, ngày 20/8/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố, ngày 20/8/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Người dân Moskva nhảy múa trong ngày mừng chiến thắng. Ngày kỷ niệm Chiến thắng phátxít 9/5 hằng năm là ngày tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này, tri ân sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô, là dịp để nhắc nhở toàn thế giới rằng, không thể để cơn ác mộng phátxít quay trở lại một lần nữa. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công đội quân Quan Đông của quân phiệt Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phátxít cách đây 75 năm mãi mãi là một mốc son chói ngời trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi này đã làm thay đổi cục diện, tạo tiền đề quan trọng đưa thế giới sang thời kỳ phát triển mới. Trong ảnh: Cờ của quân đội Đức Quốc xã bị ném xuống chân tường thành Điện Kremlin trên Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva tại Lễ duyệt binh chào mừng Ngày Chiến thắng, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 là ngày Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô trước chủ nghĩa phátxít, là chiến thắng của phẩm giá và lương tri nhân loại tiến bộ toàn thế giới mà không ai được phép lãng quên. Trong ảnh: Những người lính Xô Viết cầm cờ của các trung đoàn Đức Quốc xã bại trận trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng phát xít Đức, ngày 24/6/1945, tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Nguyên soái Liên Xô Rodion Malinovsky dẫn đầu đoàn binh sỹ trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, nhằm tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Nguyên soái Liên Xô Zhukov chào đón các chiến sỹ Hồng quân tham dự Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Những người lính Hồng quân Liên Xô vui mừng chiến thắng tại nhà ga Belorussky ở Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Từ mùa hè năm 1944, sau khi giải phóng hoàn toàn Tổ quốc, quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Ba Lan, Romania, Bulgaria, Nam Tư, Albania và một phần đáng kế lãnh thổ Tiệp Khắc, Hungary và Áo. Trong ảnh: Ngày 27/1/1945, Trại tập trung Auschwitz (Ba Lan) - trại tập trung của Đức Quốc xã có hơn một triệu người đã bị giết - được Hồng quân Liên Xô giải phóng trong Chiến dịch Wisla-Oder. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Những người lính Hồng quân Liên Xô vui mừng chiến thắng tại Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Pháo hoa mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva, ngày 9/5/1945. Từ đó, ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trong cuộc chiến này, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được 13 nước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc và góp phần quan trọng trong việc khôi phục nền văn minh châu Âu và thế giới. Trong ảnh: Người dân Prague (Tiệp Khắc) gặp gỡ những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng 9/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến dịch Prague diễn ra từ ngày 5-12/5/1945, là chiến dịch lớn cuối cùng của quân đội Liên Xô và các đồng minh tại châu Âu sau khi Berlin thất thủ. Ngày 9/5, Hồng quân Liên Xô tiến vào thủ đô Prague (Tiệp Khắc), nhưng phải đến 12/5, quân Đức tại đây mới đầu hàng. Trong ảnh: Người dân Prague chào đón những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trong ảnh: Các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vui mừng với chiến thắng tại Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngày 9/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
22 giờ 43 phút ngày 8/5/1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (0 giờ 43 phút ngày 9/5 theo giờ Moskva), Thống chế Wilhelm Keitel, đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Với sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng kháng chiến, nước Pháp rồi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Italy lần lượt được giải phóng. Trong ảnh: Không khí ăn mừng của hàng vạn người Pháp ở Khải Hoàn Môn, Paris (Pháp) vào ngày VE, 7/5/1945 khi Đức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng minh. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Rạng sáng ngày 7/5/1945 (giờ GMT), tại Reims (Pháp), tướng Alfred Jodl đại diện quân đội Đức Quốc xã đã ký biên bản xác nhận sự đầu hàng sơ bộ của phát xít Đức trước các lực lượng Đồng minh tại mặt trận phía Tây và Bắc Ý. Văn bản đầu hàng chính thức được ký vào ngày hôm sau tại Berlin. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trên đường phố Berlin mới giải phóng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiều 30/4/1945, quân đội Liên Xô chiếm được trụ sở Quốc hội Đức và đến ngày 2/5 làm chủ toàn bộ thành phố Berlin. Trong ảnh: Những chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trên đường phố Berlin vừa được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trên mặt trận Xô-Đức, quân đội Liên Xô đã tiêu diệt và bắt làm tù binh 607 sư đoàn với 10 triệu binh lính, chiếm 74,6% tổng thiệt hại của quân đội Đức. Trong ảnh: Quân Đức tại Berlin ra hàng Hồng quân Liên Xô, ngày 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 16/4/1945, Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức. Chiều 30/4, quân đội Liên Xô đã chiếm được trụ sở Quốc hội Đức và ngày 2/5 đã làm chủ toàn thành phố. Trong ảnh: Xe tăng của Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Từ ngày 16/4-2/5/1945, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức và đến chiều 30/4/1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức và đến chiều 30/4/1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng phátxít đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, mở ra một thời kỳ mới hết sức hào hùng trong lịch sử dân tộc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)