Gỗ samu, pơmu vừa giúp họ vượt qua được cái lạnh mùa đông và mát mẻ vào mùa Hè nóng nực, đồng thời vừa sử dụng được hàng chục năm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Phần lớn khung nhà ở của người Mông được làm bằng những cây tre già và cây gỗ tốt có độ cứng, chịu được sâu mọt, không bị mục nhanh. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Mỗi tấm gỗ lợp mái thường có chiều dài 1,1m, rộng từ 20-50cm và có độ dày khoảng 2-4cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Nhà người Mông thường là nhà trệt, mái thấp. Dù ngôi nhà đó to hay nhỏ nhưng đều phải có đủ 3 gian và tối thiểu một ngôi nhà ít nhất phải có đủ 2 cửa, trong đó có một cửa chính và một cửa phụ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Để mái nhà chắc chắn và đề phòng trường hợp có thể bị dột do mưa bão, người dân thường lót dưới mái nhà một tấm bạt chống thấm nước. Tấm bạt này có thể thay hằng năm, nhưng mái nhà bằng gỗ pơ mu thì sử dụng được vài chục năm, tạo nên nét đặc sắc của bản Lùng Cúng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đối với người Mông, ngôi nhà dù to hay nhỏ cũng sẽ theo mình đến suốt cuộc đời nên rất hiếm khi thấy người Mông phá bỏ ngôi nhà cũ dựng nhà mới bởi trong ngôi nhà ấy chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh trừ khi nhà bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Mỗi bản thường có từ 30-40 nóc nhà trở lên và có ít nhất từ hai dòng họ trở lên sống quây quần bên nhau trên lưng chừng núi. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)