Theo thông lệ hàng năm, cứ mồng 8 Tết âm lịch, người dân làng Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm) lại tưng bừng mở hội nổi lửa thi nấu cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hội thi chia làm 3 công đoạn: thi lấy nước, thi kéo lửa và thi nấu cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Riêng thi thổi cơm có ba công đoạn: Giã thóc, xàng thóc lấy gạo; Giã gạo, lấy gạo trắng; Thổi cơm. Một cụ ông cao niên trong làng kể lại, những chiếc cối này đã có từ rất lau rồi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi đội thi sẽ bện những sợi rơm lại với nhau để làm thành chiếc đế cho cối giã gạo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thi thổi lửa, đội nào rơm bén lửa sớm nhất sẽ chiến thắng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chỉ khoảng 1 phút, đã có bện rơm đầu tiên bén lửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đội nào lửa không cháy sẽ bị xử thua cuộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có 4 đội thổi cơm thi mỗi đội được cử 10 nam nữ dự thi: 4 người xay thóc giã gạo, một người dần sàng, một người lấy nước, hai người kéo lửa bằng cây giang, hai người thổi cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cả một khoảng sân đình mù mịt khói. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Gạo của các đội thi phải lấy chung một loại, cái khéo là sao vừa thổi cơm nhanh nhất, cơm phải dẻo, thơm, trắng tinh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những người phụ nữ khéo tay nhất sẽ được chọn để thổi cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chỉ khoảng 20 phút, nồi cơm đã bắt đầu sôi ùng ục. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi đội sẽ có một ‘thủ thuật’ riêng để cho cơm ngon, dẻo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để kéo dài thời gian cho cơm chín nục, các đội sẽ phải đốt vun nhiều đống tro rơm để ủ cơm trong đống tro. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các quan sẽ đi dò nồi cơm được vùi trong tro rơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các đội sẽ phải lau sạch niêu cơm rồi dâng lên để các quan chấm điểm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quan là các cụ cao niên trong làng sẽ tìm ra 4 nồi cơm, nồi nào cơm chín dẻo, thơm ngon sẽ được trao giải và 4 niêu cơm sẽ xới để cúng thành hoàng làng. Kết thúc hội thi, các đội chia cơm cho dân làng để cầu mong một năm no đủ, an lành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)