[Photo] Cận cảnh trục vớt phần cầu Ghềnh bị sập sau vụ tai nạn
Ngày 27/3, Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1-Cienco 1 (Bộ Giao thông Vận tải) đã bắt đầu trục vớt phần cầu Ghềnh bị sập sau vụ tai nạn sà lan chở cát đâm sập 2 nhịp.
Ngày 27/3, Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1-Cienco 1 đã bắt đầu trục vớt phần cầu Ghềnh bị sập sau vụ tai nạn sà lan chở cát đâm sập 2 nhịp. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Hai cẩu nổi 500 tấn và 150 tấn đã được di chuyển đến vị trí nơi 2 nhịp đang chìm dưới lòng sông để bắt đầu tham gia công tác trục vớt. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Tổ trục vớt đã sử dụng thiết bị gió đá cắt phần nhịp cầu bị sà lan húc đổ treo trên không. Hai cần cẩu siêu trọng đã được cố định tại vị trí cầu để khi các nhịp được cắt rời, cẩu sẽ nâng và đưa lên sà lan. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Cùng ngày, các tổ thợ lặn vẫn tiếp tục thay phiên nhau xuống đáy sông định hình những phần sắt, bêtông đang chìm dưới sông. Nhóm này cũng sử dụng các thiết bị để cắt nhỏ các phần sắt của các nhịp cầu bị chìm và phần đường ray bị kéo đổ xuống sông. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Theo nhận định của tổ trục vớt, khối lượng sắt thép của 2 nhịp cầu và phần đường ray tàu hoả bị kéo đổ xuống sông có trọng lượng khoảng 300 tấn. Dự kiến, công tác trục vớt cầu Ghềnh sẽ hoàn thành trước ngày 2/4. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định tặng Bằng khen cho 4 cá nhân kịp thời cảnh báo, giúp dừng đoàn tàu hàng an toàn ở vụ sập cầu Ghềnh (Đồng Nai).
Đại biểu Trương Minh Hoàng cho rằng trong quá trình vận hành đường thủy, đường sắt cần có tính toán, gia cố, bảo vệ an toàn nhằm tránh những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại lớn.
Thứ trưởng phụ trách Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các đơn vị trong ngành giao thông phải rà soát tất cả cầu yếu, các cầu có tĩnh không hạn chế trước ngày 30/4 này.
Ngày 26/3, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) bắt đầu trục vớt cầu Ghềnh. Hàng chục thợ lặn đã lặn xuống đáy sông nhằm đưa ra phương án trục vớt.