[Photo] Bảo vệ các dòng sông ở Hà Nội: Vì tương lai xanh của Thủ đô
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đưa ra những quyết sách quan trọng để bảo vệ nguồn nước theo lưu hướng chuyển từ "nâu" sang "xanh" và hướng đến phát triển bền vững.
Hùng Nguyễn - Hùng Võ
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đưa ra những quyết sách quan trọng về quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu hướng chuyển từ "nâu" sang "xanh" và hướng đến phát triển bền vững. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Tuy nhiên, do tốc độ phát triển quá nhanh, mật độ dân cư đông, nguồn thải lớn (nước thải, rác thải) nên nhiều đoạn sông vẫn bị ô nhiễm nặng. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Nguồn nước thải ra sông Lừ. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Nước sông Kim Ngưu đen đặc, bốc mùi hôi thối(Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Sông Kim Ngưu. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Sông Kim Ngưu. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Nhiều năm qua, việc xả nước thải chưa qua xử lý cùng nhiều loại rác thải ra sông Kim Ngưu đã gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Sông Kim Ngưu vẫn thường xuyên phải đón nhận nước thải và rác thải gây ô nhiễm. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Nguồn nước sinh hoạt thải ra sông Lừ. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Chất lượng nước mặt sông Nhuệ vẫn bị ô nhiễm nặng. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Sông Nhuệ cũng thường xuyên phải đón nhận nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, rác thải sinh hoạt, gây ô nhiễm nặng. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Nước sông Tô Lịch kết thành váng đen, bốc mùi hôi thối. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Nước thải sinh hoạt đổ ra sông Tô Lịch. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Sông Tô Lịch đoạn qua quận Cầu Giấy. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Sông Tô Lịch đoạn qua quận Đống Đa. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Sông Tô Lịch đoạn qua quận Hoàng Mai. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nước sông Tô Lịch đoạn qua quận Hoàng Mai luôn đen đặc, bốc mùi hôi thối. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nước sông Tô Lịch. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hiện trạng nước sông Tô Lịch đoạn qua quận Cầu Giấy. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Cần tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững... để nỗ lực bảo vệ và hồi sinh các dòng sông, vì tương lai xanh của Thủ đô. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tài nguyên và môi trường vừa là lĩnh vực kinh tế quan trọng, quản lý tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng vừa là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.
Môi trường là vấn đề cấp bách, đặc biệt quan trọng của thành phố đòi hỏi phải triển khai nhiều giải pháp kiên trì, lâu dài, nhưng có những công trình phải xác định đầu tư không hối tiếc.
Cơ sở dữ liệu bản đồ cây Việt Nam bao gồm các thông tin về loài cây, địa điểm, quy trình trồng, đặc tính sinh trưởng, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá hiện trạng phân bố cây xanh...
Lãnh đạo thành phố Hà Nội quan tâm đến tiến độ, chất lượng các công trình trọng điểm như Dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (đoạn Nhổn-ga Hà Nội), dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá...
Đại diện Công ty cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội cho biết, do tình hình dịch COVID-19 xuất hiện tại Hải Dương và Hà Nội trong thời gian qua khiến cho công việc thi công bị ảnh hưởng.