Rắn có khả năng tiêu diệt các sinh vật lớn hơn chúng rất nhiều nhờ nọc độc, một số khác sử dụng kích thước của chúng để siết chặt con mồi. (Nguồn: Reuters)
Có khoảng 3000 loài rắn trên thế giới, trong đó 700 loài là rắn độc. Trong số 700 loài rắn độc có 250 loài có nọc độc rất mạnh khi có thể giết chết người với chỉ một vết cắn. (Nguồn: AP)
Rắn không có tai ngoài và chúng ngửi bằng lưỡi của mình. Loài bò sát này lột da của chúng nhiều lần trong năm. (Nguồn: Getty Images)
Thị lực của rắn rất kém vì chúng không có mí mắt. Tuy nhiên, bù lại rắn lại có cảm biến nhiệt tinh tế giúp chúng phát hiện ra sự chuyển động của các con mồi. (Nguồn: AFP)
Loài rắn không cắn thức ăn của chúng. Với sự trợ giúp của bộ hàm, chúng thường nuốt chửng con mồi. Rắn có thể nuốt chửng con mồi lớn hơn đầu của chúng. (Nguồn: Getty Images)
Rắn đa số sinh sản bằng cách đẻ trứng. (Nguồn: Getty Images)
Trăn mắt lưới là loài rắn lớn nhất thế giới. Chúng có thể dài tới 10m. (Nguồn: AP)
Trăn thường giết con mồi bằng quá trình có tên là co thắt. Nó quấn quanh thân con mồi thật chặt, bóp nghẹt nó đến chết. (Nguồn: Rex)
Dù có kích thước khá lớn nhưng trăn Anacondas lại không hề có nọc độc. (Nguồn: Getty Images)
Rắn cỏ và rắn hổ mang có thể giả chết khi đang bị đe dọa. (Nguồn: Getty Images)
Barbados threadsnake là danh pháp khoa học của loài rắn nhỏ nhất thế giới. Chúng chỉ dài khoảng 10cm. (Nguồn: Rex)
Black Mambas được coi là loài rắn nhanh nhất thế giới. (Nguồn: Getty Images)
Rắn hổ mang là loài rắn độc nhất thế giới. Chúng có thể dài tới 5,6m. (Nguồn: Getty Images)
Rắn Inland taipan được mệnh danh là chúa tể nọc độc. Chỉ với một nhát cắn, lượng độc của nó có thể giết chết 100 người khỏe mạnh. (Nguồn: Getty Images)
(Vietnam+)