1. Tổ chức thành công đại hội các Đảng bộ trực thuộc Trung ương; hoàn tất các văn kiện, nhất trí nhân sự trình Đại hội XIII của Đảng. Trong ảnh: Hội nghị lần thứ 14 Khóa XII Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Tổ chức thành công đại hội các Đảng bộ trực thuộc Trung ương; hoàn tất các văn kiện, nhất trí nhân sự trình Đại hội XIII của Đảng. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII. (Ảnh: TTXVN)
2. Việt Nam là điểm sáng của thế giới trong kiểm soát đại dịch COVID-19. Trong ảnh: Binh chủng Hoá học khử trùng, tẩy độc Bệnh viện Bạch Mai sau khi phát hiện ổ dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Việt Nam là điểm sáng của thế giới trong kiểm soát đại dịch COVID-19. Trong ảnh: Những bệnh nhân mắc COVID-19 tại Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh. (Ảnh: TTXVN)
Việt Nam là điểm sáng của thế giới trong kiểm soát đại dịch COVID-19. Trong ảnh: Các cơ quan chức năng phối hợp với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam thực hiện chuyến bay đặc biệt đón công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước. (Ảnh: TTXVN)
Việt Nam là điểm sáng của thế giới trong kiểm soát đại dịch COVID-19. Trong ảnh: Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tiêm thử nghiệm mũi vắcxin Nano Covax ngừa COVID-19 đầu tiên trên tình nguyện viên. (Ảnh: TTXVN)
3. Ngoại giao đa phương Việt Nam có nhiều dấu ấn quan trọng. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN-Australia trên vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020. (Ảnh: TTXVN)
Ngoại giao đa phương Việt Nam có nhiều dấu ấn quan trọng. Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41). (Ảnh: TTXVN)
Ngoại giao đa phương Việt Nam có nhiều dấu ấn quan trọng. Trong ảnh: Ngày 21/1/2020, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1/2020, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an về tình hình Palestine-Israel. (Ảnh: TTXVN)
4. GDP tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 dự Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. (Ảnh: TTXVN)
GDP tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công. (Ảnh: TTXVN)
GDP tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng. Trong ảnh: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã sản xuất và đóng góp cho hệ thống điện quốc gia trên 200 tỷ kWh điện. (Ảnh: TTXVN)
GDP tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng. Trong ảnh: Ngày 20/12, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO) xuất khẩu lô 80 xe du lịch Kia Grand Carnival sang Thái Lan. (Ảnh: TTXVN)
5. Mưa bão, ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng ở miền Trung. Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ tích cực tìm khiếm những nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất do mưa lũ ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). (Ảnh: TTXVN)
Mưa bão, ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng ở miền Trung. Trong ảnh: Lực lượng chức năng tích cực ngày đêm tìm kiếm người mất tích trong vụ sạt lở kinh hoàng do mưa lũ ở thôn 1, xã Trà Leng, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: TTXVN)
Mưa bão, ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng ở miền Trung. Trong ảnh: Khẩn cấp cứu trợ lương thực và nước uống cho người dân thôn Phú Thọ - nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lũ ở huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình). (Ảnh: TTXVN)
6. Tiếp tục xử lý, kỷ luật nghiêm minh nhiều cán bộ cấp cao có sai phạm. Trong ảnh: Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,” “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai,” “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.” (Ảnh: TTXVN)
Tiếp tục xử lý, kỷ luật nghiêm minh nhiều cán bộ cấp cao có sai phạm. Trong ảnh: Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son tại phiên tòa xét xử vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG. (Ảnh: TTXVN)
7. Bước đột phá trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ, ngành thực hiện nghi thức “Ra mắt mạng lưới kết nối khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.” (Ảnh: TTXVN)
Bước đột phá trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong ảnh: Diễn đàn Cấp cao Công nghệ Thông tin-Truyền thông - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 với chủ đề “Chuyển đổi số quốc gia: Chia sẻ và Kết nối.” (Ảnh: TTXVN)
8. Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một khung chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa. Trong ảnh: Sách giáo khoa Lớp 1 dành cho học sinh bộ “Cánh Diều” của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh gây nhiều băn khoăn trong dư luận. (Ảnh: TTXVN)
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một khung chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa. Trong ảnh: Giá sách giáo khoa cao, việc sử dụng, lựa chọn ngữ liệu trong một số cuốn sách mới chưa phù hợp đã gây nhiều băn khoăn trong dư luận. (Ảnh: TTXVN)
9. Kỳ tích ghép bàn tay từ người hiến sống đầu tiên trên thế giới. Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đến thăm bệnh nhân được ghép “cẳng tay và bàn tay mới.” (Ảnh: TTXVN)
Kỳ tích ghép bàn tay từ người hiến sống đầu tiên trên thế giới. Trong ảnh: Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện thành công ca ghép “cẳng tay và bàn tay mới.” (Ảnh: TTXVN)
10. Công viên Đắk Nông gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO. Trong ảnh: Thác Liêng Nung, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa trong Công viên địa chất Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN)
Công viên Đắk Nông gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO. Trong ảnh: Miệng hang động núi lửa C7, Công viên Địa chất Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)