Alassema, một mạng truyền hình độc lập ở Libya cho biết các nhân viên bảo vệ tại Quốc hội Libya đã đánh đập một đội phóng viên của đài này khi họ đang tác nghiệp hôm 3/2.
"Một đội phóng viên từ Alassema TV đi đưa tin về một cuộc họp của Quốc hội trong ngày thứ Sáu và được vào nơi diễn ra cuộc họp" - giám đốc phòng báo chí của kênh truyền hình là Fethi Ben Aissa cho biết.
"Sau khi phỏng vấn một nghị sĩ, nhóm phóng viên đã bị các viên bảo vệ của Quốc hội mặc thường phục tấn công" - ông nói, cho biết thêm rằng cơ quan công tố đã quyết định mở cuộc điều tra vào vụ việc.
Một đoạn video tải lên Internet, có vẻ như nói về sự kiện trên, cho thấy một người quay phim đang bị đẩy và đánh bởi những gã đàn ông mặc thường phục và đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Hàng chục phóng viên đã ra tuyên bố chung nói rằng "hành động gây hấn này đã giống như một đòn tấn công vào sự tự do của báo chí và là sự trở lại thời kỳ bóp nghẹt báo chí."
Các phóng viên kêu gọi việc thành lập "liên minh các nhà báo để đảm bảo việc bảo vệ quyền của người dân trong việc có được thông tin chính xác và thời sự từ các cơ quan báo chí khác nhau."
Dưới thời nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, người bị lật đổ theo sau một cuộc nổi dậy hồi năm 2011, các tờ báo độc lập và hoạt động chỉ trích chính quyền bị cấm đoán./.
"Một đội phóng viên từ Alassema TV đi đưa tin về một cuộc họp của Quốc hội trong ngày thứ Sáu và được vào nơi diễn ra cuộc họp" - giám đốc phòng báo chí của kênh truyền hình là Fethi Ben Aissa cho biết.
"Sau khi phỏng vấn một nghị sĩ, nhóm phóng viên đã bị các viên bảo vệ của Quốc hội mặc thường phục tấn công" - ông nói, cho biết thêm rằng cơ quan công tố đã quyết định mở cuộc điều tra vào vụ việc.
Một đoạn video tải lên Internet, có vẻ như nói về sự kiện trên, cho thấy một người quay phim đang bị đẩy và đánh bởi những gã đàn ông mặc thường phục và đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Hàng chục phóng viên đã ra tuyên bố chung nói rằng "hành động gây hấn này đã giống như một đòn tấn công vào sự tự do của báo chí và là sự trở lại thời kỳ bóp nghẹt báo chí."
Các phóng viên kêu gọi việc thành lập "liên minh các nhà báo để đảm bảo việc bảo vệ quyền của người dân trong việc có được thông tin chính xác và thời sự từ các cơ quan báo chí khác nhau."
Dưới thời nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, người bị lật đổ theo sau một cuộc nổi dậy hồi năm 2011, các tờ báo độc lập và hoạt động chỉ trích chính quyền bị cấm đoán./.
Linh Vũ (Vietnam+)