Một phóng viên truyền hình Ấn Độ đã cưỡi lên cổ một nạn nhân khi đưa tin về thảm họa lũ lụt ở phía Bắc đất nước khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Hình ảnh trên đã khiến người dân nước này cảm thấy phẫn nộ, buộc kênh truyền hình phải sa thải phóng viên nói trên.
"Những gì anh ta làm rất vô nhân đạo. Anh không thể cưỡi lên lưng người khác để đưa tin được. Chúng tôi đã chấm dứt hợp đồng với anh ta từ ngày thứ Ba" - Nishant Chaturvedi, lãnh đạo News Express nói.
Narayan Pargaien được điều tới đưa tin về các trận lũ quét và lở đất ở bang Uttarakhand, nhưng đã gây phẫn nộ sau khi một đoạn video được tung lên Internet cho thấy anh ta đang nói trước máy ghi hình khi đang cưỡi trên vai một người dân địa phương.
Tay phóng viên nói rằng nạn nhân lũ, người đang loạng choạng đứng dưới sức nặng của anh ta, đã cõng mình lên cổ để thể hiện sự kính trọng.
Người đàn ông "muốn thể hiện sự kính trọng với tôi vì đây là lần đầu tiên có người ở vị thế như tôi tới thăm nhà ông ấy" - Pargaien nói trong một cuộc phỏng vấn với trang web tin tức newslaundry.com trong ngày thứ Ba - "Vì thế trong khi vượt sông, ông ấy đã đề nghị được cõng tôi và trong lúc đó, tôi đã nghĩ tới việc đưa tin".
Chaturvedi nói rằng kênh truyền hình của ông không phát sóng đoạn video vì nó rất phản cảm.
"Anh ta có gửi đoạn video tới cho chúng tôi. Chúng tôi đã sốc khi thấy anh ta cưỡi trên cổ người đàn ông tội nghiệp. Anh phải hòa mình vào nhân dân chứ không phải cưỡi lên trên họ" - ông nói.
Chaturvedi nói rằng kênh truyền hình đang điều tra xem ai đã tải đoạn video lên YouTube, dù tay phóng viên nói rằng chính người quay phim đã làm việc này.
Pargaien đã bị triệu tập lên văn phòng của kênh truyền hình để giải thích câu chuyện và lý do vì sao anh lại cưỡi lên cổ nạn nhân. Chaturvedi nói rằng tay phóng viên đã tưởng mình sẽ có một câu chuyện hay và không suy xét kỹ hoàn cảnh.
Khoảng 1.000 người đã chết trong các trận lũ quét và lở đất hình thành từ nhiều trận mưa lớn diễn ra tại bang Uttarakhand của Ấn Độ, vốn nổi tiếng với tên "Mảnh đất của các Thượng đế" vì có nhiều công trình Hindu giáo được tôn thờ.
Trực thăng và binh lính đã sơ tán hàng chục ngàn người, nhưng vài ngàn người hành hương và du khách vẫn mắc kẹt tại bang này kể từ các trận mưa đầu tiên diễn ra vào ngày 15/6.
"Các phóng viên lẽ ra phải là đại sứ thương hiệu của một kênh truyền hình. Xin lỗi nhưng hành động của anh ta là điều chúng tôi không cổ súy" - Chaturvedi nói./.
Đoạn video gây phẫn nộ khi phóng viên trèo lên cổ người dân:
"Những gì anh ta làm rất vô nhân đạo. Anh không thể cưỡi lên lưng người khác để đưa tin được. Chúng tôi đã chấm dứt hợp đồng với anh ta từ ngày thứ Ba" - Nishant Chaturvedi, lãnh đạo News Express nói.
Narayan Pargaien được điều tới đưa tin về các trận lũ quét và lở đất ở bang Uttarakhand, nhưng đã gây phẫn nộ sau khi một đoạn video được tung lên Internet cho thấy anh ta đang nói trước máy ghi hình khi đang cưỡi trên vai một người dân địa phương.
Tay phóng viên nói rằng nạn nhân lũ, người đang loạng choạng đứng dưới sức nặng của anh ta, đã cõng mình lên cổ để thể hiện sự kính trọng.
Người đàn ông "muốn thể hiện sự kính trọng với tôi vì đây là lần đầu tiên có người ở vị thế như tôi tới thăm nhà ông ấy" - Pargaien nói trong một cuộc phỏng vấn với trang web tin tức newslaundry.com trong ngày thứ Ba - "Vì thế trong khi vượt sông, ông ấy đã đề nghị được cõng tôi và trong lúc đó, tôi đã nghĩ tới việc đưa tin".
Chaturvedi nói rằng kênh truyền hình của ông không phát sóng đoạn video vì nó rất phản cảm.
"Anh ta có gửi đoạn video tới cho chúng tôi. Chúng tôi đã sốc khi thấy anh ta cưỡi trên cổ người đàn ông tội nghiệp. Anh phải hòa mình vào nhân dân chứ không phải cưỡi lên trên họ" - ông nói.
Chaturvedi nói rằng kênh truyền hình đang điều tra xem ai đã tải đoạn video lên YouTube, dù tay phóng viên nói rằng chính người quay phim đã làm việc này.
Pargaien đã bị triệu tập lên văn phòng của kênh truyền hình để giải thích câu chuyện và lý do vì sao anh lại cưỡi lên cổ nạn nhân. Chaturvedi nói rằng tay phóng viên đã tưởng mình sẽ có một câu chuyện hay và không suy xét kỹ hoàn cảnh.
Khoảng 1.000 người đã chết trong các trận lũ quét và lở đất hình thành từ nhiều trận mưa lớn diễn ra tại bang Uttarakhand của Ấn Độ, vốn nổi tiếng với tên "Mảnh đất của các Thượng đế" vì có nhiều công trình Hindu giáo được tôn thờ.
Trực thăng và binh lính đã sơ tán hàng chục ngàn người, nhưng vài ngàn người hành hương và du khách vẫn mắc kẹt tại bang này kể từ các trận mưa đầu tiên diễn ra vào ngày 15/6.
"Các phóng viên lẽ ra phải là đại sứ thương hiệu của một kênh truyền hình. Xin lỗi nhưng hành động của anh ta là điều chúng tôi không cổ súy" - Chaturvedi nói./.
Đoạn video gây phẫn nộ khi phóng viên trèo lên cổ người dân:
|
Linh Vũ (Vietnam+)