Có thể nói, thứ vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe và phòng chống các dấu hiệu ung thư nằm trong... tủ lạnh và trên... bàn ăn của bạn.
Những gì bạn ăn và không ăn có tác động trực tiếp đến “cơ hội” mắc các bệnh ung thư (trong đó có ung thư vú), tiểu đường và tim mạch.
Những chất dinh dưỡng tốt có khả năng giảm nguy cơ mắc - phát triển và tái phát các căn bệnh ung thư nói chung.
Những thông tin về các chất dinh dưỡng có tác dụng phòng chống ung thư vú hiện không phải hiếm, nhưng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn chọn những loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa dấu hiệu của các căn bệnh ác tính khác có tác động làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cũng như làm trầm trọng bệnh tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch.
Chế độ ăn dựa trên thực vật là chính
Một chế độ ăn dựa trên thực vật là chính sẽ giúp hạ thấp nguy cơ mắc và tái phát ung thư vú. Yếu tố cơ bản của chế độ ăn này là nhiều hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên cám, đậu và các nguồn protein thực vật khác.
Rau và hoa quả chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ, đặc biệt là các chất dinh dưỡng nguồn gốc thực vật như carotenoit, lycopen, indol, isoflavon, flavonol.
Beta-caroten trong rau quả là một trong 600 loại carotenoit có thể chuyển vitamin A vào cơ thể.
Không những thế, beta-caroten còn giúp kiềm chế sự sản sinh các tế bào ung thư vú bằng cách kích thích quá trình apoptosis - một quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc sống, giúp cơ thể giải phóng những tế bào không cần thiết, bảo vệ tế bào bằng cách dọn dẹp các tế bào sai hỏng di truyền mà có thể dẫn tới ung thư, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi và duy trì mô trưởng thành; kiềm chế sự phát triển của các thụ thể estrogen dương tính (ER+) và âm tính (ER-).
Chế độ ăn giàu beta-caroten, retinol và các chất chống ôxi hóa khác có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư vú tới 50%, có khả năng bảo vệ tốt hơn mọi loại thuốc bổ và giảm nguy cơ mắc các thụ thể estrogen dương tính (ER+) và thụ thể progesterone dương tính (PR+).
Nên ăn các loại rau và hoa quả có màu cam, đỏ như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, dưa đỏ (giàu beta-caroten), cải xanh, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải xoăn, su hào, cải cay, củ cải, cải xoong, cải ngựa.
Lưu ý:
Ngày nay, các loại rau quả đang bị lạm dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản. Nhiều người chuyển sang sử dụng các loại hoa quả và thực vật hữu cơ (loại không dùng hoá chất), có hàm lượng dinh dưỡng không kém gì các loại rau quả trồng tự nhiên.
Nếu có điều kiện, bạn nên tự trồng các loại rau hữu cơ như vậy, còn nếu không, bạn nên chọn loại ít bị ảnh hưởng bởi chất hóa học nhất.
- Loại dễ bị nhiễm độc từ các chất hóa học nhất: Đào, táo, ớt chuông, cần tây, dâu tây, sơri, rau diếp, nho nhập khẩu, lê, rau bina, khoai tây.
- Loại ít bị nhiễm độc từ các chất hóa học nhất: Hành, bơ, ngô ngọt, dứa, xoài, măng tây, kiwi, chuối, bắp cải, súp lơ xanh, cà tím.
Chất xơ trong rau, quả, các loại hạt họ đậu và ngũ cốc nguyên cám cũng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư.
Các chất xơ có tác dụng: kìm hãm hoạt động của hợp chất chứa độc tố và chất sinh ung thư, giảm lượng hormone thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú, giảm nguy cơ béo phì, đặc biệt ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và đã mãn kinh.
Theo một kết quả nghiên cứu, chế độ ăn nhiều chất xơ giúp những phụ nữ tuổi mãn kinh giảm 42% nguy cơ mắc ung thư vú. Những nguồn thực phẩm giàu chất xơ gồm:
- Hoa quả: Táo, chuối, dâu tây, dâu xanh, dưa đỏ, quả sung, bưởi, nho, ổi, kiwi, cam, lê, hồng vàng, mận tím.
- Ngũ cốc: Đậu đen, đậu đỏ, lúa mạch, đậu garbanzo, ngũ cốc nguyên cám, gạo lức, gạo đỏ, gạo trắng, yến mạch, bột mỳ bulgur, quinoa.
- Rau: Attisô, củ cải đường, lơ xanh, cải brussel, cà rốt, cải xoăn, đậu Hà Lan, đậu lima, rau bina, khoai lang.
Chế độ ăn ít béo - Chủ yếu là các chất béo có lợi
Chế độ ăn ít béo hơn bình thường có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú tới 24%.
Nguy cơ tái phát chứng ung thư vú tùy thuộc vào thụ thể estrogen âm tính (ER-) giảm 42% - ngược lại, nguy cơ mắc ung thư vú ở những phụ nữ có chế độ ăn nhiều chất béo hơn mức bình thường từ 35- 39% cũng cao hơn 31% so với phụ nữ khác.
Chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng lượng estrogen, kéo theo nguy cơ phát triển ung thư vú, tuy nhiên nguy hiểm của chất béo không phải ở hàm lượng chất béo mà là cách sử dụng các loại chất béo. Do đó, khi sử dụng, bạn nên theo thứ tự ưu tiên sau:
(1) Càng ít béo càng tốt
(2) Hạn chế mỡ động vật
(3) Tránh các chất béo hydro hóa
(4) Tăng cường sử dụng dầu ôliu, dầu hạt cải, dầu hạt hạnh và dầu hạt macadamia khi nấu ăn và trộn salad
(5) Tăng cường bổ sung axit béo omega-3.
Lượng đường giới hạn
Những loại thực phẩm nhiều đường có xu hướng làm tăng insulin và IGF-I (loại tác nhân tăng trưởng giống insulin), được chứng minh là thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư, thúc đẩy sự phát triển các khối u tại tuyến vú.
Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh có tỷ lệ cao hơn những phụ nữ có mức IGF-I thấp hơn tới 310%.
Chế độ ăn nhiều chất có chỉ số đường cao sẽ làm tăng hàm lượng insulin và hormone sinh dục của cơ thể, điều này góp phần làm phát triển ung thư vú cũng như phát tán tế bào ung thư khắp cơ thể.
Đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm đóng hộp, ít béo và tỷ lệ chất béo omega-3 cao, kết hợp với tập thể dục và duy trì cân nặng.
Chế độ uống lành mạnh
Bên cạnh chế độ ăn, một chế độ uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Trước tiên bạn cần tránh các đồ uống có cồn. Thực ra, đồ uống có cồn không có nhiều tác động đáng kể nhưng ít nhất nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Kết quả một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu mỗi ngày phụ nữ uống một nửa ly rượu cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh lên 6% (ở phụ nữ tuổi mãn kinh là 18%), nếu uống từ 1- 2 ly nguy cơ mắc tăng thêm 21%, nếu trên 2 ly thì tăng 37%.
Theo một nghiên cứu với những phụ nữ Nhật Bản - quốc gia có truyền thống trà đạo nổi tiếng, những phụ nữ mỗi ngày uống 3 cốc trà xanh, nguy cơ tái phát ung thư vú giảm 30%. Lý do ngưng quá trình phát triển của tế bào ung thư là do hàm lượng chất chống ôxi hóa epigallocatechin-3-gallat (EGCG) có khả năng làm ngưng quá trình phát triển của các tế bào ung thư.
Những gì bạn ăn và không ăn có tác động trực tiếp đến “cơ hội” mắc các bệnh ung thư (trong đó có ung thư vú), tiểu đường và tim mạch.
Những chất dinh dưỡng tốt có khả năng giảm nguy cơ mắc - phát triển và tái phát các căn bệnh ung thư nói chung.
Những thông tin về các chất dinh dưỡng có tác dụng phòng chống ung thư vú hiện không phải hiếm, nhưng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn chọn những loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa dấu hiệu của các căn bệnh ác tính khác có tác động làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cũng như làm trầm trọng bệnh tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch.
Chế độ ăn dựa trên thực vật là chính
Một chế độ ăn dựa trên thực vật là chính sẽ giúp hạ thấp nguy cơ mắc và tái phát ung thư vú. Yếu tố cơ bản của chế độ ăn này là nhiều hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên cám, đậu và các nguồn protein thực vật khác.
Rau và hoa quả chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ, đặc biệt là các chất dinh dưỡng nguồn gốc thực vật như carotenoit, lycopen, indol, isoflavon, flavonol.
Beta-caroten trong rau quả là một trong 600 loại carotenoit có thể chuyển vitamin A vào cơ thể.
Không những thế, beta-caroten còn giúp kiềm chế sự sản sinh các tế bào ung thư vú bằng cách kích thích quá trình apoptosis - một quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc sống, giúp cơ thể giải phóng những tế bào không cần thiết, bảo vệ tế bào bằng cách dọn dẹp các tế bào sai hỏng di truyền mà có thể dẫn tới ung thư, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi và duy trì mô trưởng thành; kiềm chế sự phát triển của các thụ thể estrogen dương tính (ER+) và âm tính (ER-).
Chế độ ăn giàu beta-caroten, retinol và các chất chống ôxi hóa khác có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư vú tới 50%, có khả năng bảo vệ tốt hơn mọi loại thuốc bổ và giảm nguy cơ mắc các thụ thể estrogen dương tính (ER+) và thụ thể progesterone dương tính (PR+).
Nên ăn các loại rau và hoa quả có màu cam, đỏ như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, dưa đỏ (giàu beta-caroten), cải xanh, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải xoăn, su hào, cải cay, củ cải, cải xoong, cải ngựa.
Lưu ý:
Ngày nay, các loại rau quả đang bị lạm dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản. Nhiều người chuyển sang sử dụng các loại hoa quả và thực vật hữu cơ (loại không dùng hoá chất), có hàm lượng dinh dưỡng không kém gì các loại rau quả trồng tự nhiên.
Nếu có điều kiện, bạn nên tự trồng các loại rau hữu cơ như vậy, còn nếu không, bạn nên chọn loại ít bị ảnh hưởng bởi chất hóa học nhất.
- Loại dễ bị nhiễm độc từ các chất hóa học nhất: Đào, táo, ớt chuông, cần tây, dâu tây, sơri, rau diếp, nho nhập khẩu, lê, rau bina, khoai tây.
- Loại ít bị nhiễm độc từ các chất hóa học nhất: Hành, bơ, ngô ngọt, dứa, xoài, măng tây, kiwi, chuối, bắp cải, súp lơ xanh, cà tím.
Chất xơ trong rau, quả, các loại hạt họ đậu và ngũ cốc nguyên cám cũng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư.
Các chất xơ có tác dụng: kìm hãm hoạt động của hợp chất chứa độc tố và chất sinh ung thư, giảm lượng hormone thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú, giảm nguy cơ béo phì, đặc biệt ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và đã mãn kinh.
Theo một kết quả nghiên cứu, chế độ ăn nhiều chất xơ giúp những phụ nữ tuổi mãn kinh giảm 42% nguy cơ mắc ung thư vú. Những nguồn thực phẩm giàu chất xơ gồm:
- Hoa quả: Táo, chuối, dâu tây, dâu xanh, dưa đỏ, quả sung, bưởi, nho, ổi, kiwi, cam, lê, hồng vàng, mận tím.
- Ngũ cốc: Đậu đen, đậu đỏ, lúa mạch, đậu garbanzo, ngũ cốc nguyên cám, gạo lức, gạo đỏ, gạo trắng, yến mạch, bột mỳ bulgur, quinoa.
- Rau: Attisô, củ cải đường, lơ xanh, cải brussel, cà rốt, cải xoăn, đậu Hà Lan, đậu lima, rau bina, khoai lang.
Chế độ ăn ít béo - Chủ yếu là các chất béo có lợi
Chế độ ăn ít béo hơn bình thường có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú tới 24%.
Nguy cơ tái phát chứng ung thư vú tùy thuộc vào thụ thể estrogen âm tính (ER-) giảm 42% - ngược lại, nguy cơ mắc ung thư vú ở những phụ nữ có chế độ ăn nhiều chất béo hơn mức bình thường từ 35- 39% cũng cao hơn 31% so với phụ nữ khác.
Chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng lượng estrogen, kéo theo nguy cơ phát triển ung thư vú, tuy nhiên nguy hiểm của chất béo không phải ở hàm lượng chất béo mà là cách sử dụng các loại chất béo. Do đó, khi sử dụng, bạn nên theo thứ tự ưu tiên sau:
(1) Càng ít béo càng tốt
(2) Hạn chế mỡ động vật
(3) Tránh các chất béo hydro hóa
(4) Tăng cường sử dụng dầu ôliu, dầu hạt cải, dầu hạt hạnh và dầu hạt macadamia khi nấu ăn và trộn salad
(5) Tăng cường bổ sung axit béo omega-3.
Lượng đường giới hạn
Những loại thực phẩm nhiều đường có xu hướng làm tăng insulin và IGF-I (loại tác nhân tăng trưởng giống insulin), được chứng minh là thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư, thúc đẩy sự phát triển các khối u tại tuyến vú.
Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh có tỷ lệ cao hơn những phụ nữ có mức IGF-I thấp hơn tới 310%.
Chế độ ăn nhiều chất có chỉ số đường cao sẽ làm tăng hàm lượng insulin và hormone sinh dục của cơ thể, điều này góp phần làm phát triển ung thư vú cũng như phát tán tế bào ung thư khắp cơ thể.
Đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm đóng hộp, ít béo và tỷ lệ chất béo omega-3 cao, kết hợp với tập thể dục và duy trì cân nặng.
Chế độ uống lành mạnh
Bên cạnh chế độ ăn, một chế độ uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Trước tiên bạn cần tránh các đồ uống có cồn. Thực ra, đồ uống có cồn không có nhiều tác động đáng kể nhưng ít nhất nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Kết quả một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu mỗi ngày phụ nữ uống một nửa ly rượu cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh lên 6% (ở phụ nữ tuổi mãn kinh là 18%), nếu uống từ 1- 2 ly nguy cơ mắc tăng thêm 21%, nếu trên 2 ly thì tăng 37%.
Theo một nghiên cứu với những phụ nữ Nhật Bản - quốc gia có truyền thống trà đạo nổi tiếng, những phụ nữ mỗi ngày uống 3 cốc trà xanh, nguy cơ tái phát ung thư vú giảm 30%. Lý do ngưng quá trình phát triển của tế bào ung thư là do hàm lượng chất chống ôxi hóa epigallocatechin-3-gallat (EGCG) có khả năng làm ngưng quá trình phát triển của các tế bào ung thư.
5 quy tắc vàng cho một chế độ ăn lành mạnh: - Thực vật là chính: Nhiều rau, hoa quả và nhiều chất xơ (ngũ cốc và các loại hạt) - Ít béo - chủ yếu là dùng các chất béo có lợi - Giới hạn đường/ ngũ cốc/ bột mì tinh chế - Uống nhiều nước, hạn chế đồ uống có cồn - Duy trì đều đặn các hoạt động thể chất để đạt được và duy trì một mức cân nặng lý tưởng cho cơ thể |
(Đẹp/Vietnam+)