Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng khẳng định với những quyết tâm, nỗ lực cao, trong nhiệm kỳ qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến tích cực trên cả nhận thức và hành động, đạt được những kết quả nhất định trong phòng ngừa và xử lý hành vi tham nhũng; trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã được kiềm chế.
Đánh giá trên được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trương Vĩnh Trọng đưa ra sáng 30/11, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng đánh giá so với nhiều năm trước đây, quyết tâm và hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến triển. Kết quả phòng, chống tham nhũng thể hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, khẳng định quyết tâm, năng lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng là khả thi, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân, nâng cao uy tín của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng nêu rõ, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ của toàn xã hội.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ rõ bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập. Trong công tác phòng, chống tham nhũng, giữa quyết tâm chính trị và hành động thực tiễn vẫn còn khoảng cách. Mặc dù công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản.
Hiện nay, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp, tiếp tục diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp. Tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc và mối quan tâm của toàn xã hội.
Từ những hạn chế trên, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh tiếp tục thực hiện kiên trì, kiên quyết, có kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đề nghị các đại biểu dự hội nghị cần xác định những công việc triển khai ngay trong năm 2011 để quán triệt, triển khai nghị quyết Đại hội XI của Đảng về công tác phòng chống tham nhũng; lựa chọn đúng việc trọng tâm, then chốt để tổ chưc thực hiện đạt hiệu quả, tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng, chống tham nhũng ngay từ năm đầu của của nhiệm kỳ khóa XI làm đà cho những năm tiếp theo, củng cố lòng tin của nhân dân đối với quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Đồng chủ trì hội nghị với Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng còn có ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng có sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành, đảng ủy, đảng đoàn trực thuộc Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trên cả nước.
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, trong 4 năm từ 2007-2010, cả nước có 276 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 39 trường hợp, xử lý hành chính 212 trường hợp. Qua đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Theo số liệu của 63 tỉnh, thành ủy, trong nhiệm kỳ qua đã có 2.494 đảng viên, cấp ủy viên tại các đảng bộ tỉnh, thành phố bị thi hành kỷ luật do liên quan đến tham nhũng, lãng phí.
Tại hội nghị, bằng thực tiễn công tác, các đại biểu phân tích sâu sắc, thống nhất đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém, những khó khăn trong công tác phòng, chống tham nhũng; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những kết quả và hạn chế yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm.
Dự báo tình hình trong nhiệm kỳ tới, các đại biểu thảo luận, đề xuất các chủ trương, giải pháp, nhất là những giải pháp khắc phục có hiệu quả nhưng khó khăn và vướng mắc trong nhiệm kỳ vừa qua; về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; mô hình tổ chức cơ quan phòng chống tham nhũng… nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ tới./.
Đánh giá trên được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trương Vĩnh Trọng đưa ra sáng 30/11, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng đánh giá so với nhiều năm trước đây, quyết tâm và hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến triển. Kết quả phòng, chống tham nhũng thể hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, khẳng định quyết tâm, năng lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng là khả thi, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân, nâng cao uy tín của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng nêu rõ, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ của toàn xã hội.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ rõ bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập. Trong công tác phòng, chống tham nhũng, giữa quyết tâm chính trị và hành động thực tiễn vẫn còn khoảng cách. Mặc dù công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản.
Hiện nay, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp, tiếp tục diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp. Tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc và mối quan tâm của toàn xã hội.
Từ những hạn chế trên, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh tiếp tục thực hiện kiên trì, kiên quyết, có kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đề nghị các đại biểu dự hội nghị cần xác định những công việc triển khai ngay trong năm 2011 để quán triệt, triển khai nghị quyết Đại hội XI của Đảng về công tác phòng chống tham nhũng; lựa chọn đúng việc trọng tâm, then chốt để tổ chưc thực hiện đạt hiệu quả, tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng, chống tham nhũng ngay từ năm đầu của của nhiệm kỳ khóa XI làm đà cho những năm tiếp theo, củng cố lòng tin của nhân dân đối với quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Đồng chủ trì hội nghị với Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng còn có ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng có sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành, đảng ủy, đảng đoàn trực thuộc Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trên cả nước.
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, trong 4 năm từ 2007-2010, cả nước có 276 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 39 trường hợp, xử lý hành chính 212 trường hợp. Qua đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Theo số liệu của 63 tỉnh, thành ủy, trong nhiệm kỳ qua đã có 2.494 đảng viên, cấp ủy viên tại các đảng bộ tỉnh, thành phố bị thi hành kỷ luật do liên quan đến tham nhũng, lãng phí.
Tại hội nghị, bằng thực tiễn công tác, các đại biểu phân tích sâu sắc, thống nhất đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém, những khó khăn trong công tác phòng, chống tham nhũng; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những kết quả và hạn chế yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm.
Dự báo tình hình trong nhiệm kỳ tới, các đại biểu thảo luận, đề xuất các chủ trương, giải pháp, nhất là những giải pháp khắc phục có hiệu quả nhưng khó khăn và vướng mắc trong nhiệm kỳ vừa qua; về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; mô hình tổ chức cơ quan phòng chống tham nhũng… nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ tới./.
Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)