Tại cuộc họp của Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương vào sáng 30/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết đêm 29/3 đã tổ chức bắn pháo hiệu tại 31 điểm theo quy định cảnh báo bão.
Kết quả kiểm đếm tàu thuyền đến 6h30 ngày 30/3 đã thông báo được tổng số 47.051 tàu, thuyền với 230.324 lao động biết vị trí, diễn biến của bão, trong đó khu vực quần đảo Trường Sa có 792 tàu/11.778 lao động.
Để chủ động đối phó với cơn bão số 1, chiều 29/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà mau và Kiên Giang để chỉ đạo công tác đối phó với bão số 1.
Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 06/CĐ- TW ngày 29/3 đôn đốc, chỉ đạo Bộ, ngành và địa phương triển khai đối phó với bão số 1.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế đã có Công điện chỉ đạo các Sở, ban ngành và địa phương triển khai công tác đối phó với bão, mưa lũ.
Các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên đưa thông tin về diễn biến của bão để người dân biết, chủ động phòng tránh.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức trực ban nghiêm túc, chỉ đạo biên phòng tuyến biển phối hợp với địa phương, ngành thủy sản và gia đình chủ tàu, thuyền trưởng để thông báo, kêu gọi, kiểm đếm và cứu hộ tàu thuyền; kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi; hàng ngày có báo cáo theo quy định.
Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao kịp thời liên hệ với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền trú tránh bão; cứu giúp tàu thuyền gặp nạn khi có yêu cầu.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành.
Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức trực ban nghiêm túc, cập nhật thông tin, theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, nắm tình hình tại các địa phương và kịp thời tham mưu để chỉ đạo, đối phó.
Các tỉnh Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận đã có Công điện thông báo vị trí, diễn biến của bão và chỉ đạo khẩn trương đối phó với mưa, bão.
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau và Kiên Giang triển khai nghiêm túc công điện số 06/CĐ-TW ngày 29/3/2012 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; tổ chức trực ban 24/24h; phối hợp chặt chẽ với Bộ đội biên phòng tuyến biển kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền trú tránh bão; tổ chức cứu hộ, cứu nạn các tàu thuyền gặp sự cố trên biển và có báo cáo nhanh về tình hình tàu thuyền hoạt động trên biển.
Theo Vụ Quản lý công trình thủy lợi – Tổng cục Thủy lợi, các hồ chứa thủy lợi hiện tại vẫn an toàn. Song do chưa cấp nước tưới vụ Hè Thu nên mực nước nhiều hồ chứa ở Nam Trung Bộ còn ở mức cao, dung tích trữ đạt 70-90% thiết kế; một số hồ chứa xấp xỉ đầy như Hòa Trung (Đà Nẵng) 103%, Phú Ninh (Quảng Nam) 97%, Hóc Răm (Phú Yên) 100%, Đắc Uy (Kon Tum) 95%; các hồ chứa ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ còn ở mức thấp.
Cục Quản lý xây dựng công trình cho biết, trong khu vực hiện có 05 hệ thống công trình thủy lợi đang xây dựng gồm hồ Nước Trong (Quảng Ngãi), đập dâng Văn Phong (Bình Định), hồ Kroong Buk hạ (Đăk Lăk), hệ thống thủy lợi Tà Pao (Bình Thuận), hệ thống thủy lợi Phan Rí-Phan Thiết (Bình Thuận). Đến nay, tiến độ thi công các công trình đảm bảo an toàn chống lũ, bão.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tổng diện tích lúa Đông Xuân đã gieo cấy ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ khoảng 176.503ha; đến thời điểm này đã thu hoạch được 38.900ha (Quảng Nam: 2.300ha; Quảng Ngãi: 1.500 ha; Bình Định: 27.800ha; Phú Yên: 1.800ha; Khánh Hòa: 5.500ha). Các tỉnh còn lại trà lúa chính vụ đang bước vào giai đoạn chín, chuẩn bị thu hoạch.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hồi 7 giờ ngày 30/3, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển Ninh Thuận – Bình Thuận khoảng 330km về phía Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và còn có khả năng mạnh thêm.
Đến 7 giờ ngày 31/3, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 110,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển Ninh Thuận – Bình Thuận khoảng 190km về phía Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 1 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km.
Đến 7 giờ ngày 1/4, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Phú Quý, cách bờ biển Ninh Thuận – Bình Thuận khoảng 80km về phía Đông Đông Nam.Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km.
Do ảnh hưởng của bão khu vực vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngoài ra bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống nước ta.
Dự báo khoảng đêm nay (30/3), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông; gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 5, giật cấp 6 - 7.
Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ từ đêm nay có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.
Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7 – 8, giật cấp 9. Biển động mạnh. Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ đêm 30/3 trời trở rét./.
Kết quả kiểm đếm tàu thuyền đến 6h30 ngày 30/3 đã thông báo được tổng số 47.051 tàu, thuyền với 230.324 lao động biết vị trí, diễn biến của bão, trong đó khu vực quần đảo Trường Sa có 792 tàu/11.778 lao động.
Để chủ động đối phó với cơn bão số 1, chiều 29/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà mau và Kiên Giang để chỉ đạo công tác đối phó với bão số 1.
Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 06/CĐ- TW ngày 29/3 đôn đốc, chỉ đạo Bộ, ngành và địa phương triển khai đối phó với bão số 1.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế đã có Công điện chỉ đạo các Sở, ban ngành và địa phương triển khai công tác đối phó với bão, mưa lũ.
Các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên đưa thông tin về diễn biến của bão để người dân biết, chủ động phòng tránh.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức trực ban nghiêm túc, chỉ đạo biên phòng tuyến biển phối hợp với địa phương, ngành thủy sản và gia đình chủ tàu, thuyền trưởng để thông báo, kêu gọi, kiểm đếm và cứu hộ tàu thuyền; kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi; hàng ngày có báo cáo theo quy định.
Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao kịp thời liên hệ với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền trú tránh bão; cứu giúp tàu thuyền gặp nạn khi có yêu cầu.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành.
Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức trực ban nghiêm túc, cập nhật thông tin, theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, nắm tình hình tại các địa phương và kịp thời tham mưu để chỉ đạo, đối phó.
Các tỉnh Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận đã có Công điện thông báo vị trí, diễn biến của bão và chỉ đạo khẩn trương đối phó với mưa, bão.
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau và Kiên Giang triển khai nghiêm túc công điện số 06/CĐ-TW ngày 29/3/2012 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; tổ chức trực ban 24/24h; phối hợp chặt chẽ với Bộ đội biên phòng tuyến biển kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền trú tránh bão; tổ chức cứu hộ, cứu nạn các tàu thuyền gặp sự cố trên biển và có báo cáo nhanh về tình hình tàu thuyền hoạt động trên biển.
Theo Vụ Quản lý công trình thủy lợi – Tổng cục Thủy lợi, các hồ chứa thủy lợi hiện tại vẫn an toàn. Song do chưa cấp nước tưới vụ Hè Thu nên mực nước nhiều hồ chứa ở Nam Trung Bộ còn ở mức cao, dung tích trữ đạt 70-90% thiết kế; một số hồ chứa xấp xỉ đầy như Hòa Trung (Đà Nẵng) 103%, Phú Ninh (Quảng Nam) 97%, Hóc Răm (Phú Yên) 100%, Đắc Uy (Kon Tum) 95%; các hồ chứa ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ còn ở mức thấp.
Cục Quản lý xây dựng công trình cho biết, trong khu vực hiện có 05 hệ thống công trình thủy lợi đang xây dựng gồm hồ Nước Trong (Quảng Ngãi), đập dâng Văn Phong (Bình Định), hồ Kroong Buk hạ (Đăk Lăk), hệ thống thủy lợi Tà Pao (Bình Thuận), hệ thống thủy lợi Phan Rí-Phan Thiết (Bình Thuận). Đến nay, tiến độ thi công các công trình đảm bảo an toàn chống lũ, bão.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tổng diện tích lúa Đông Xuân đã gieo cấy ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ khoảng 176.503ha; đến thời điểm này đã thu hoạch được 38.900ha (Quảng Nam: 2.300ha; Quảng Ngãi: 1.500 ha; Bình Định: 27.800ha; Phú Yên: 1.800ha; Khánh Hòa: 5.500ha). Các tỉnh còn lại trà lúa chính vụ đang bước vào giai đoạn chín, chuẩn bị thu hoạch.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hồi 7 giờ ngày 30/3, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển Ninh Thuận – Bình Thuận khoảng 330km về phía Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và còn có khả năng mạnh thêm.
Đến 7 giờ ngày 31/3, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 110,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển Ninh Thuận – Bình Thuận khoảng 190km về phía Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 1 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km.
Đến 7 giờ ngày 1/4, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Phú Quý, cách bờ biển Ninh Thuận – Bình Thuận khoảng 80km về phía Đông Đông Nam.Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km.
Do ảnh hưởng của bão khu vực vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngoài ra bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống nước ta.
Dự báo khoảng đêm nay (30/3), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông; gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 5, giật cấp 6 - 7.
Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ từ đêm nay có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.
Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7 – 8, giật cấp 9. Biển động mạnh. Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ đêm 30/3 trời trở rét./.
Thanh Tuấn (TTXVN)