Đẩy mạnh tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhằm triển khai và từng bước đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI vào cuộc sống, khơi dậy, cổ vũ sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy mạnh mẽ nội lực, tạo động lực to lớn góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2012-2016.
Đây là yêu cầu của chương trình phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương về công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2012-2016, được ký kết ngày 10/1, tại Hà Nội.
Hoạt động này cũng nhằm mục đích thực hiện tốt Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến” đồng thời, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, giới thiệu những thành tựu đổi mới của đất nước trên các lĩnh vực; cổ vũ, động viên, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước, các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương sẽ phối hợp xây dựng kế hoạch chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước trên các phương tiện thông tấn, báo chí và truyền thông ở cơ sở; tổ chức các cuộc thi viết và xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới và điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước.
Trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, các bên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập trung cao điểm vào những ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là dịp kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6 hàng năm), các dịp phát động, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước do Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương phát động.
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong Đảng và trong xã hội; biên soạn, phát hành tài liệu, tư liệu về phong trào thi đua yêu nước; chủ trì và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và đề xuất các hình thức khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác tuyên truyền về lĩnh vực này.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng chương trình, chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; hướng dẫn các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, cổ động ở địa phương. Bộ cũng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo tổ chức các cuộc thi viết về các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến hàng năm. Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc thi truyền thống đã và đang hoạt động tốt như: giải Báo chí Quốc gia, Liên hoan truyền hình toàn quốc, cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý”… Tổ chức trao giải thưởng cho những tác phẩm có chất lượng cao về đề tài này.
Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương chỉ đạo hệ thống thi đua, khen thưởng các cấp tăng cường theo dõi, kiểm tra các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện, xây dựng và tổ chức giới thiệu, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến. Hàng quý, Ban cung cấp thông tin, giới thiệu các nhân tố điển hình, các tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực trong phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương bố trí, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí đi thực tế để phục vụ công tác tuyên truyền./.
Đây là yêu cầu của chương trình phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương về công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2012-2016, được ký kết ngày 10/1, tại Hà Nội.
Hoạt động này cũng nhằm mục đích thực hiện tốt Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến” đồng thời, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, giới thiệu những thành tựu đổi mới của đất nước trên các lĩnh vực; cổ vũ, động viên, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước, các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương sẽ phối hợp xây dựng kế hoạch chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước trên các phương tiện thông tấn, báo chí và truyền thông ở cơ sở; tổ chức các cuộc thi viết và xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới và điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước.
Trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, các bên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập trung cao điểm vào những ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là dịp kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6 hàng năm), các dịp phát động, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước do Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương phát động.
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong Đảng và trong xã hội; biên soạn, phát hành tài liệu, tư liệu về phong trào thi đua yêu nước; chủ trì và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và đề xuất các hình thức khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác tuyên truyền về lĩnh vực này.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng chương trình, chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; hướng dẫn các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, cổ động ở địa phương. Bộ cũng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo tổ chức các cuộc thi viết về các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến hàng năm. Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc thi truyền thống đã và đang hoạt động tốt như: giải Báo chí Quốc gia, Liên hoan truyền hình toàn quốc, cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý”… Tổ chức trao giải thưởng cho những tác phẩm có chất lượng cao về đề tài này.
Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương chỉ đạo hệ thống thi đua, khen thưởng các cấp tăng cường theo dõi, kiểm tra các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện, xây dựng và tổ chức giới thiệu, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến. Hàng quý, Ban cung cấp thông tin, giới thiệu các nhân tố điển hình, các tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực trong phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương bố trí, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí đi thực tế để phục vụ công tác tuyên truyền./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)